Tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2021 nhanh hơn gần gấp đôi so với huy động vốn. Đến cuối tháng 6, cho vay của các ngân hàng ước đạt 2.686 triệu tỷ đồng. Tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020. Trong đó dư nợ cho vay bằng VND tăng 5,7% và chiếm 93% tổng dư nợ cho vay 2,498 tỷ đồng. đồng. Mặc dù chỉ chiếm 7% tổng dư nợ nhưng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nhanh hơn, lên tới 9,8% so với cuối năm 2020. Sau đây là bài viết chia sẻ chi tiết về vấn đề này, bạn cùng đón xem nhé.
Tốc độ tăng trưởng tích cực của tín dụng
Tín dụng trên địa bàn thành phố được đánh giá duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng cao hơn gấp đôi so với mức cùng kỳ 2020, chỉ ở mức 3,07%. Tín dụng duy trì tốc độ tăng trưởng; vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng khoảng 4%). Vận tải kho bãi (tăng gần 3%). Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (tăng khoảng 10%). Đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn chiếm khoảng 2,18% trong tổng dư nợ địa bàn.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm. Ước khoảng 3,5% so với cuối năm 2020. Đạt 3,01 triệu tỉ đồng. Sở dĩ nguồn vốn tăng chậm do huy động ngoại tệ sụt giảm nhanh. Giảm 5,6% so với cuối năm 2020, ước đạt 345.000 tỉ đồng (chiếm 11,5% tổng huy động). Tuy nhiên nhờ huy động vốn bằng tiền đồng tăng khá, lên 4,8%, ước đạt 2,665 triệu tỉ đồng.
Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng
Lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư tăng 3,19% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 38,2% trong tổng huy động, ước đạt 1,15 triệu tỉ đồng. Tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân ước đạt 1,605 triệu tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 53,3% trong nguồn vốn huy động và tăng 2,75% so với cuối năm 2020. Phát hành giấy tờ có giá dù chiếm tỷ trọng 8,5% tổng huy động vốn nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh, lên 10,08%, ước đạt 255.000 tỉ đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, vốn huy động trên địa bàn tăng chậm và thấp hơn tốc độ tăng tín dụng. Song đây là tốc độ trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, chỉ ở mức 3,35%. Hơn nữa, vốn huy động tiền đồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động (tăng từ 87,3% cuối năm 2020 lên 88,8% vào cuối tháng 6.2021) và duy trì tốc độ tăng trưởng qua các tháng.
Tỷ trọng các bộ phận tiền gửi trong tổng vốn huy động không thay đổi nhiều so với cuối năm 2020. Trong đó, tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 53,33%; tiền gửi tiết kiệm chiếm 38,35% và phát hành có giá chiếm 8,32%. Bộ phận tiền gửi tiết kiệm dân cư duy trì tăng trưởng so với cuối năm trước. Ngoài ra, huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá diễn biến tăng liên tục trong các tháng đầu năm.
Agribank kiểm soát chặt chẽ tín dụng
Agribank từng bước hoàn thiện quản trị rủi ro theo mô hình ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Ban hành các quy định, xây dựng các hạn mức cấp tín dụng theo ngành nghề; lĩnh vực kinh tế, đối tượng khách hàng,… trong hệ thống theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN.
Triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021, Agribank đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị kiểm soát chặt chẽ tín dụng. Đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, theo đó, tăng cường kiểm soát cho vay chứng khoán. Cho vay bất động sản, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thẩm định cấp tín dụng,…
Nghiêm cấm các hiện tượng cho vay với mục đích đầu cơ; phân tích, dự báo cung cầu trên thị trường. Ưu tiên đầu tư các dự án có phân khúc khách hàng lớn; gắn với nhu cầu thực tế lớn (như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại) có đầy đủ pháp lý. Chủ đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm. Hạn chế cấp tín dụng đối với các dự án thuộc phân khúc bất động sản cao cấp; biệt thự, nghỉ dưỡng. Thận trọng trong định giá tài sản bảo đảm là bất động sản tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao; có hiện tượng bong bóng bất động sản;…