Trong những năm gần đây, nhiều công trình hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư theo phương thức đối tác công – tư đã được hoàn thành đưa vào khai thác. Vì vậy có thể giải quyết một phần khó khăn của ngành giao thông trên cả nước. Và còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn có một vài dự án còn nhiều bất cập. Về dự án hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông không được hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều này khiến dự án thiếu hụt dòng tiền và có nguy cơ vỡ phương án tài chính.
Chủ đầu tư đã kiến nghị Bộ Tài chính về việc hoàn thuế giá trị gia tăng
Ngày 23/7 vừa qua, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả – chủ đầu tư dự Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả cho biết; đã kiến nghị Bộ Tài chính về việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án. Dự án hầm Đèo Cả bao gồm các hạng mục xây dựng hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân 2. Tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng. Trong phương án tài chính được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; tiền hoàn thuế là một dòng tiền vào của dự án.
Theo chủ đầu tư, quy định của Bộ Tài chính nêu các hóa đơn đầu vào phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng dự án phát sinh sau ngày dự án thu phí; thì không được hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên do đặc thù của công tác nghiệm thu thanh quyết toán kéo dài. Sau khi dự án hầm Đèo Cả đưa vào sử dụng; các nhà thầu hoàn thiện hồ sơ và xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng là 202 tỷ đồng.
“Nếu không được giải quyết thì doanh nghiệp phải bù chi phí trong 6 năm. Gây thiếu hụt dòng tiền, phát sinh thêm lãi vay. Dễ phá vỡ phương án tài chính của dự án và không có chi phí vận hành các hầm”; đại diện nhà đầu tư cho hay.
Giá trị gia tăng phát sinh của dự án hầm Đèo Cả làm mất cân đối dòng tiền
Kiểm toán Nhà nước từ cuối năm 2019 cũng cho rằng; số thuế giá trị gia tăng phát sinh trong thời gian thi công hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông chưa được hoàn. Và làm dẫn đến mất cân đối dòng tiền, thâm hụt dòng tiền vào của dự án. Và yêu cầu chủ đầu tư làm việc với các bộ ngành để giải quyết.
Ngoài ra, dự án hầm Hải Vân vẫn chưa được nhà nước hoàn trả 1.180 tỷ vốn Nhà nước cam kết hỗ trợ. Việc này cũng ảnh hưởng đến phương án tài chính. Và khiến dự án có thể phải tăng thời gian hoàn vốn lên 32 năm thay vì 27 năm như trước.
Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi); hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhằm để các nhà đầu tư BOT được phân bổ chi phí lãi vay các dự án; tránh kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan cần giải quyết việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với những hóa đơn phát sinh sau thời điểm đưa dự án vào khai thác.
Là hầm dài thứ hai cả nước sau hầm Hải Vân
Hầm đường bộ Đèo Cả là một công trình giao thông trọng điểm Quốc gia. Được Bộ Xây dựng công nhận là một trong 5 công trình tiêu biểu Quốc gia nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người Việt Nam. Khi lần đầu tiên một công trình hầm đường bộ quy mô lớn được thực hiện theo hình thức BOT bằng nguồn vốn trong nước; do một doanh nghiệp tư nhân đảm trách. Từ chủ đầu tư đến các nhà thầu thi công đều của Việt Nam.
Hầm Đèo Cả dài hơn 4 km nối Phú Yên và Khánh Hòa hoàn thành giữa năm 2017. Đây là hầm dài thứ hai cả nước sau hầm Hải Vân. Dự án gồm 2 ống hầm song song, cách nhau 30 m; và được thiết kế 2 lần xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 80 km/h. Khi đưa vào khai thác, hầm rút ngắn 40 phút so với đi trên Đèo Cả. Và giảm tai nạn giao thông trên đường bộ qua đèo.
Truy cập vào amdfs.com để xem nhiều bài viết thú vị khác.