Hòa cùng với thị trường chứng khoán đang có những phiên hồi phục mạnh, VietABank đã chào sàn với loại cổ phiếu VAB. Trong buổi giao dịch đầu tiên của VietABank tại UPCom, 445 triệu cổ phiếu đã chính thức giao dịch trên thị trường. Mới phiên đầu tiên, sức ảnh hưởng của VAB vô cùng lớn. Cụ thể đó là cổ phiếu VAB đã tăng kịch mức cho phép 40% lên tới 18.900 đồng/ cp. Việc sở hữu con số này đã khiến cho VietABank vượt qua hàng loạt các ngân hàng lớn khác như Saigonbank, Nam A Bank… Hãy cùng amdfs tìm hiểu về cổ phiếu VAB trong bài viết dưới đây.
Cổ phiếu VietABank chính thức giao dịch trên sàn UPCoM
Lãnh đạo ngân hàng cho biết việc giao dịch trên UPCoM kỳ vọng sẽ gia tăng thương hiệu, hình ảnh. Đồng thời nâng cao khả năng tài chính cũng như minh bạch hóa thông tin của ngân hàng. Ngoài ra, ban lãnh đạo kỳ vọng đây sẽ là tiền đề cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.
Sáng nay ngày 20/7, cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM. Theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 13.500 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa khi chào sàn của VietABank đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Ngay sau ít phút chào sàn, VAB đã tăng kịch trần 40% lên 18.900 đồng/cổ phiếu. Và đang (thời điểm 10h30) dư mua trần hơn 500 nghìn đơn vị.
Đại diện VietABank cũng chia sẻ, việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Là tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của VietABank trong giai đoạn tiếp theo. Để đáp ứng mong đợi từ các cổ đông, trở thành lựa chọn tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
VietABank đã tăng kịch trần và đang dư mua trần hơn 370 nghìn đơn vị
Tại lễ chào sàn, VietABank cũng cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của VietABank đạt 406,9 tỷ đồng. Tăng 173% so với cùng kỳ năm trước, bằng xấp xỉ lợi nhuận trước thuế của cả năm 2020. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 65.316 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ cho vay đạt 51.369 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước đó trong năm 2020, VietABank là 1 trong 17 ngân hàng hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đặc biệt đã bán cho VAMC. Kết quả xử lý sớm nợ VAMC giúp ngân hàng giảm áp lực về chi phí dự phòng rủi ro. Lành mạnh hóa chất lượng tài sản và tạo đà tăng trưởng lợi nhuận cho các năm tiếp theo. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2020 là 2,3%.
Đến cuối năm 2020, VietABank còn gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, ngân hàng đã có kế hoạch dùng nguồn tiền này. Để tăng vốn từ 4.450 tỷ lên 5.400 tỷ đồng thông qua việc phát hành 95 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông (tỷ lệ 21,35%).
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống mức 2,19%
Tháng 12/2019, VietABank và KPMG – công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Họ đã ký kết hợp tác triển khai dự án tư vấn tính toán tỷ lệ an toàn vốn. Theo quy định tại Thông tư 41/2016TT-NHNN và Basel II. Và đến tháng 8/2020 VietABank đã hoàn thành các trụ cột của Basel II. Kết quả này không chỉ có ý nghĩa tuân thủ quy định của NHNN. Mà còn là một nền tảng quan trọng để VietABank nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Và chất lượng hoạt động của Ngân hàng ngày một tốt hơn.
Năm 2021, VietABank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 97.075 tỷ đồng. Tăng 12,2% và lợi nhuận trước thuế đạt 658 tỷ đồng. Tăng 61,7% so với năm 2020, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát theo quy định dưới 3%.