Hàng nghìn lao động Vietnam Airlines mất việc vì đại dịch Covid-19

Hàng nghìn lao động Vietnam Airlines mất việc vì đại dịch Covid-19

Những tưởng thời điểm hè sẽ là cơ hội lớn để ngành hàng không và đường sắt phần nào hồi phục. Tuy nhiên, tất cả đảo bị lộn khi đợt dịch thứ 4 ập đến trong cả nước. Bởi vì dịch bệnh, nhu cầu di chuyển của người dân bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, ngành hàng không nước ta trở nên trì trệ. Và dẫn đến việc nhiều nhân viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bị mất đi cơ hội lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Và gây khó khăn cho cuộc sống của họ.

Lao động của Vietnam Airlines không có công ăn việc làm

Sự hoành hành của Covid-19 thật đáng để suy ngẫm. Nhiều người bị tước đi cơ hội lao động. Nặng nề nhất phải kể đến hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Trong 6 tháng đầu năm 2021, khoảng 9.700 lao động của Vietnam Airlines không có công ăn việc làm. Bởi vì sản lượng bay quá thấp. Các phi công và tiếp viên làm việc theo giờ bay thực tế. Số còn lại được huấn luyện đào tạo để khi thị trường phục hồi thì có thể hoạt động ngay.

Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT của Vietnam Airlines cho biết; những lao động ngưng việc 6-12 tháng được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng. Và được duy trì chế độ phúc lợi như bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm hưu trí tự nguyện, miễn giảm cước vé máy bay.

Số chuyến bay giảm vô cùng mạnh

Số chuyến bay giảm vô cùng mạnh

Nếu như các mùa hè trước năm 2020, tổng công ty khai thác 500 – 550 chuyến bay/ngày. Thì đến 22/7/2021, Vietnam Airlines chỉ vận hành 10 chuyến; ngày 23/7 là 26 chuyến. Giai đoạn 19/6-18/7, Vietnam Airlines và hai hãng thành viên là Vasco và Pacific Airlines khai thác tổng cộng 2.022 chuyến bay. Con số này giảm tới 85% so với cùng kỳ 2020.

Theo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; đơn vị có khoảng hơn 20.000 cán bộ nhân viên. Trong đó lực lượng phi công là 1.200 người, kỹ sư máy bay có 2.500 người và đội ngũ tiếp viên 3.000 người.

Năm 2020, thu nhập bình quân của tiếp viên và lao động mặt đất năm 2020 lần lượt là 13,8 và 14 triệu đồng/tháng. Mức lương chưa bằng một nửa năm 2019. Với diễn biến dịch bệnh kể từ đầu năm 2021, Vietnam Airlines rơi vào thảm cảnh kinh doanh ảm đạm. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất -14.304 tỷ đồng. Tăng lỗ thêm 30,5%.

Đẩy mạnh vận tải hàng hóa để tìm nguồn thu

Đẩy mạnh vận tải hàng hóa để tìm nguồn thu

Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ hợp nhất khoảng 10.788 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính diễn biến theo hướng rất tiêu cực và rủi ro. Trong bối cảnh doanh thu vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng. Các hãng hàng không đều gia sức tìm kiếm các nguồn thu khác; đẩy mạnh vận tải hàng hóa (freighter).

Vietnam Airlines cho biết đã tháo ghế 5 tàu bay A350 và 2 tàu A321 để có thể tăng công suất chở hàng. Và kết hợp cùng các tàu chở trên cabin. Trong tháng 6, doanh thu vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines thậm chí đã vượt doanh thu vận tải hành khách. Trong điều kiện thông thường, tỷ trọng hàng hóa/hành khách chiếm khoảng 10%.

Vừa qua, Vietnam Airlines vừa được ĐHĐCĐ thông qua phương án phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu thêm 8.000 tỷ đồng trong quý III/2021. Số tiền này nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dòng tiền khó khăn. Gói 8.000 tỷ cũng giúp bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines mạnh hơn. Tránh việc âm vốn chủ trong tương lai.

Một số chia sẻ của nhân viên ngành hàng không

Tiếp viên Phan Thị Như Phú chia sẻ, hơn một năm qua; chị và nhiều tiếp viên hàng không phải trải qua kỳ “nghỉ đông” dài nhất lịch sử. Những tiếp viên hàng không phải tạm thời nghỉ luân phiên như chị Phú và đồng nghiệp rất nhiều.

Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên Vietnam Airlines Phan Ngọc Linh chua xót: “Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, số chuyến bay giảm sốc. Chúng tôi có 3.173 tiếp viên. Nhưng thời điểm này, chỉ có 10% trong số này thực sự được bay”.

Truy cập trang amdfs.com để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *