Nhiều ngân hàng nhận lợi nhuận lớn trong thời kì dịch bệnh

Nhiều ngân hàng nhận lợi nhuận lớn trong thời kì dịch bệnh

Hàng loạt ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục lãi lớn bất chấp tình hình Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) công bố kết quả kinh doanh ước tính quý II / 2021 của 33 công ty niêm yết, trong đó 27 công ty tăng trưởng lợi nhuận và 6 công ty lợi nhuận giảm. Đáng chú ý, hầu hết các ngân hàng này đều được kỳ vọng lãi lớn. Trái lại với sức tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng thì một số doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản vì tình hình phức tạp của dịch bệnh.

Rất nhiều ngân hàng tăng lãi suất

Rất nhiều ngân hàng tăng lãi suất

Những nhà băng được SSI Research công bố ước lợi nhuận dương gồm ACB, BID, CTG, HDB, MBB, MSB, TCB, TPB, VCB, VIB, VPB. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của CTG – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – ước đạt 5.000 tỉ đồng. Tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của CTG sẽ đạt 13.000 tỉ đồng. Tăng 74% so với 6 tháng đầu năm 2020. Mức tăng trưởng tín dụng và tiền gửi của nhà băng này lần lượt đạt 4,8% và 3,4% so với đầu năm. Cũng như NIM (biên lợi nhuận) được cải thiện do lãi suất huy động thấp. Và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Manulife.

MSB lãi suất tăng mạnh do tăng trưởng tín dụng

Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 đạt 1.650 tỉ đồng. Tăng 141% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 2.800 tỉ đồng. Tăng mạnh 187% so với cùng kỳ năm 2020. SSI Research cho rằng mức tăng trưởng của MSB được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ 10,5% so với đầu năm. Cũng như NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp; và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Prudential (thu nhập quý 2/2021 đã bao gồm khoảng 500 tỉ đồng phí trả trước bancassurance từ Prudential).

HDB, BID, TCB cũng có lợi nhuận tăng đáng kể

HDB

Còn với HDB – Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – mặc dù tăng trưởng tín dụng so với đầu năm dự kiến chậm hơn so với các ngân hàng khác. Do hạn mức tín dụng được cấp ban đầu thấp hơn; nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ tương đối đáng kể với khoảng 19%, giúp tăng trưởng thu nhập lãi thuần ổn định ở mức 19-20% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập từ phí tăng mạnh do HDB đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bancassurance kể từ quý 4/2020. Vì vậy, bộ phận phân tích của SSI cũng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 dự kiến đạt 2.400 tỉ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2020.

BID

BID

Một ngân hàng khác là BID – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; cũng được ước tính có lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 với 3.850 tỉ đồng. Tăng 51% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng trưởng tín dụng 7% so với đầu năm; (cao hơn mức tăng 2,35% trong 6 tháng đầu năm 2020) và NIM nới rộng so với cùng kỳ.

TCB

TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – có thể đạt 5.700 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2021. Tăng 57,6% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng trưởng tín dụng 11,9% so với đầu năm. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng ước tính có lợi nhuận trước thuế quý 2/2021; dự kiến tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng tín dụng lên đến 19 – 20%. Và NIM nới rộng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động bancassurance của ACB vẫn phát triển mạnh. Với mức phí bảo hiểm tương đương hằng năm thuộc top 3 trên thị trường…

Lãi suất tăng mạnh

Theo đánh giá của FiinGroup, biên lãi ròng (NIM) cải thiện do lãi suất (LS) huy động giảm nhưng LS cho vay không giảm. Tương ứng là yếu tố then chốt giúp NH đạt mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong quý 1. NIM của các NH đạt 4,3% trong quý 1/2021, tăng đáng kể so với mức 3,9% trong quý 1/2020. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 10,1% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 12% cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của ngành NH trong quý 1.

Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của NH Nhà nước với lộ trình trích lập dự phòng kéo dài trong 3 năm. Và cho phép giữ nguyên nhóm nợ với nhiều khoản vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19; đã giúp các NH không gặp áp lực về chi phí trích lập.

Từ nhiều tháng trở lại đây, mặt bằng LS vẫn khá ổn định. LS huy động tiền đồng của các NH thương mại kỳ hạn dưới 6 tháng từ 2,5 – 3,9%/năm. Từ 6 – 12 tháng từ 3,8 – 6,8%/năm, trên 12 tháng từ 5 – 6,8%/năm. Đặc biệt tỷ lệ huy động vốn rẻ không kỳ hạn (CASA) của các NH tăng lên đáng kể. Góp phần làm giảm chi phí huy động. Trong khi đó, LS cho vay ngắn hạn tiền đồng từ 4,5 – 6%/năm; LS trung dài hạn từ 8 – 9%/năm. Đối với những khoản cho vay cũ, LS vay ngắn hạn từ 7 – 8%/năm và trung dài hạn lên hơn 10%/năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *