Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2020) đã thúc đẩy thành công nhu cầu mua sắm thực phẩm và đồ uống. Qua đó giúp doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh tăng trong tháng 6 năm 2021 sau khi giảm mạnh vào tháng trước. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), thị trường bán lẻ của Anh trong tháng qua tăng 0,5% so với tháng 5, cao hơn một chút so với mức 0,4% mà các nhà kinh tế dự đoán. Trước đó, doanh số bán lẻ đã giảm mạnh 1,4% trong tháng Năm. Cục Thống kê Quốc gia Anh cũng cho biết nguồn đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng 6 đến từ các cửa hàng tạp hóa, với doanh số tăng 4,2%.
Số liệu về sự tăng trưởng trong doanh số bán lẻ
Mặc dù chưa quay trở lại mức trước đại dịch, doanh số bán nhiên liệu đã tăng trở lại; trong tháng 6 khi người dân Anh đi lại nhiều hơn. Theo số liệu của ONS, doanh số bán xăng và dầu diesel trong tháng 6/2021 đã tăng 2,3%. Nhưng vẫn thấp hơn 2,1% so với tháng 2/2020; thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Tuy doanh số bán lẻ nói chung tăng, doanh số của các cửa hàng phi thực phẩm trong tháng 6 vẫn giảm 1,7%. Do sự sụt giảm của mảng bán lẻ đồ gia dụng và quần áo. Với việc các cửa hàng mở cửa, hầu hết các lĩnh vực bán lẻ báo cáo tỷ lệ bán hàng trực tuyến giảm xuống. Với doanh số bán trực tuyến chiếm 26,7% doanh số. So với mức trong tháng 5/2021 là 28,4%.
Song tỷ lệ bán hàng trực tuyến này vẫn cao hơn so với trước đại dịch; cho thấy một sự thay đổi thói quen sang mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. So với tháng 2/2020, doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 6/2021 đã tăng 9,5%. Nếu tính trong khoảng thời gian từ tháng 4 -6/2021; doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 12,2% so với ba tháng trước đó.
EU từng lập quỹ phục hồi kinh tế hậu dịch Covid
Lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU đã đồng ý thành lập một quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế; hậu đại dịch trị giá 750 tỷ Euro (910 tỷ USD) vào tháng 7/2020. Để tái thiết các nền kinh tế EU bị tác động nặng nề bởi khủng hoảng COVID-19. Theo kế hoạch, gói cứu trợ này sẽ bao gồm 500 tỷ euro dưới dạng viện trợ; và 250 tỷ euro cho vay giúp các nước thành viên phục hồi kinh tế.
Quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027; của EU với tổng trị giá 1.800 tỷ euro (2.190 tỷ USD). Nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế và xã hội; sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Ngày 15/6 vừa qua, EU thông báo đã huy động được 20 tỷ euro (khoảng 24 tỷ USD) đầu tiên cho quỹ phục hồi. Đến cuối năm nay, EU dự kiến sẽ phát hành trái phiếu và tín phiếu với giá trị 100 tỷ euro. Nhằm cung cấp nguồn tài chính cho các khoản tài trợ và cho vay theo kế hoạch trong năm nay.
Quỹ phục hồi kinh tế của EU được cho là mang tính bước ngoặt. Khi tạo ra một khoản nợ chung giữa các quốc gia thành viên; nhằm giúp giảm chi phí đi vay cho các nước thành viên yếu hơn.
“Các chính phủ và nghị viện EU đã thể hiện một tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao. Khi thành lập quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch”; Chủ tịch luân phiên EC, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa nói.