EU đặt kỳ vọng khôi phục ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip

EU đặt kỳ vọng khôi phục ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip

Liên minh chip châu Âu muốn tăng gấp đôi sản lượng chất bán dẫn, một nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất chip, vào năm 2030. Để khắc phục tình trạng thiếu chip điện tử phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ở châu Âu, Liên minh vi xử lý và bán dẫn châu Âu gần đây đã chính thức được thành lập dưới sự lãnh đạo của ông Thierry Breton, Ủy viên thị trường nội bộ của Liên minh châu Âu. Cũng nhân dịp này, ông Breton cũng đã đến xem tình hình một số công ty và các phòng thí nghiệm nghiên cứu với mục tiêu hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất chip Châu Âu.

Sự gia nhập của liên minh mới của các công ty

Trong số các địa điểm viếng thăm có trung tâm CEA-Leti ở Grenoble (Pháp); một trung tâm nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực công nghệ vi mô và nano. Với hơn 2.000 nhà nghiên cứu, kỹ sư và nhà công nghiệp.

Ủy viên Thierry Breton cũng dừng chân tại Soitec. Một công ty công nghiệp của Pháp chuyên thiết kế và sản xuất vật liệu bán dẫn dùng để sản xuất chip; dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, máy chủ và thậm chí cả trung tâm dữ liệu.

Tương lai ngành công nghiệp bán dẫn ở châu Âu

CEA-Leti và Soitec đã gia nhập của Liên minh sản xuất chip châu Âu. Bao gồm tập đoàn ASML của Hà Lan và Ime. Một viện nghiên cứu liên trường của Bỉ chuyên về vi điện tử và công nghệ nano. Liên minh chip châu Âu đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng chất bán dẫn; nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chip, vào năm 2030.

Điều này sẽ tăng thị phần của châu Âu trên thị trường bán dẫn từ 10% hiện tại lên 20%. Đồng thời giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc.

Tương lai ngành công nghiệp bán dẫn ở châu Âu

Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban châu Âu muốn tập hợp những nhà sản xuất trong chuỗi bán dẫn; các trung tâm nghiên cứu tư nhân, nhà nước và ngành công nghiệp lại với nhau.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu về chip gia tăng bùng nổ; và dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô.

Chất bán dẫn và chip điện tử ngày càng trở thành những thành phần; được sử dụng rộng rãi trong hàng loạt công nghệ tiên tiến. Như mạng viễn thông mới, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, ô tô tự lái…

Theo Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Intel, Pat Gelsinger, phải đợi đến năm 2023; nguồn cung chip mới đáp ứng được nhu cầu. Ông dự đoán tình trạng thiếu hụt sẽ chạm đáy trong nửa cuối năm nay. Nhưng sẽ phải mất một đến hai năm nữa ngành công nghiệp này mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu

Các quốc gia đều muốn thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip

Chuỗi cung cấp bán dẫn, những khối cơ bản góp phần vào việc tạo ra nền tảng cho nền kinh tế số, đã rơi vào cảnh bị gián đoạn vì Covid-19 và vì mô hình sản xuất quá phụ thuộc vào nhiều quốc gia ở châu Á khi chiếm tới 75% nền sản xuất bán dẫn toàn cầu. Vào tháng 1/2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu tăng lên 13,2%, đạt 40 tỉ USD tuy nhiên hầu hết các công ty đều phàn nàn về những thiếu hụt ngăn cản họ thực hiện theo lịch trình sản xuất đã định.

ngành công nghiệp bán dẫn

Đây là lý do khiến tại Mỹ, các nhà lập pháp và ngành công nghiệp kêu gọi Tổng thống Biden; đầu tư vào ngành sản xuất bán dẫn để ngăn ngừa tình trạng này. Ngay lập tức trong cuộc họp tại Nhà Trắng với các nhà sản xuất bán dẫn như Google, AT&T, Dell Technologies, Intel Corp., Ford Motor Co. và General Motors (GM). Tổng thống Biden nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ Mỹ “Trung Quốc; và phần còn lại của thế giới không chờ đợi vào sự may rủi và không có lý do nào để người Mỹ chờ đợi”. Và ông cho biết, Kế hoạch việc làm Mỹ với đề xuất 2,25 nghìn tỉ cũng là cơ hội; để ông trông chờ vào khoảng 50 tỉ USD – được tính đến để rót vào các sáng kiến bán dẫn.

Mời bạn đọc theo dõi thêm nhiều bài viết thị trường hay cùng với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *