Sự xuất hiện bất ngờ của đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2019 đã thay đổi mọi thứ. Trong toàn bộ nền kinh tế, khi thương mại và chuỗi cung ứng từ nhiều nơi trên thế giới bị gián đoạn, đặc biệt là từ chuỗi cung ứng “đầu tàu”. Mọi thứ dường như ngày càng trở nên đắt đỏ hơn ở Liên minh Châu Âu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, các quan sát phân tích thị trường cho thấy giá của một số mặt hàng đã rẻ hơn so với trước đại dịch. Sau đây là danh sách một số sản phẩm mà bạn cần biết.
Các sản phẩm may mặc
Khi đại dịch buộc người dân Mỹ phải làm việc từ xa, tủ quần áo của họ đã thay đổi. Thay vì lựa chọn những bộ vest lịch lãm và những chiếc váy thướt tha, điệu đà; giờ đây họ ưu tiên những chiếc quần thể thao và áo phông.
Tuy nhiên, khi các nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại, văn phòng, nhà hàng; và rất nhiều hoạt động khác trở lại guồng quay thường nhật. Người dân có xu hướng “làm mới” tủ quần áo của mình. Và may mắn thay, một số quần áo đang có mức giá được coi là rẻ hơn giai đoạn trước đại dịch.
Tại Mỹ, giá quần áo của cả nam và nữ đều đã giảm. Theo Cục thống kê Lao động nước này, kể từ tháng 2/2020; trong khi giá trang phục nam giới đã giảm tới 7,2% thì đối với trang phục nữ giới, con số này là 5,9%.
Đặc biệt, giá váy của phụ nữ đã giảm đến 12,1% trong thời kỳ đại dịch. Những bộ vest nam và áo khoác thể thao thậm chí giảm mạnh hơn, lên tới 21,5% so với hồi tháng 2/2020.
Chi phí di chuyển
Khi đại dịch hoành hành, việc người dân được khuyến khích ở nhà nhiều hơn. Có nghĩa là khối lượng di chuyển cũng ít hơn. Tuy nhiên, khi nhiều người Mỹ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19; nhu cầu di chuyển bằng xe lửa và xe buýt đang tăng dần về mức bình thường.
May mắn thay, phương tiện công cộng nội địa đang rẻ hơn. Khoảng 2,9% so với hồi tháng Hai năm ngoái. Do đó, nếu bạn chuẩn bị có một chuyến du lịch cuối tuần. Mặc dù bữa ăn hay đồ uống của bạn có thể đắt hơn bình thường; nhưng chi phí đi lại sẽ rẻ hơn đáng kể so với 16 tháng trước.
Vé các sự kiện thể thao
Nước Mỹ đã bước vào mùa thi đấu bóng chày và sẽ thật tuyệt; nếu khán giả được hoà chung không khí sôi động trong một sân vận động đầy ắp người.
Vé vào cửa các sự kiện thể thao rẻ đã hơn 1,8% so với giai đoạn trước đại dịch. Và mặc dù đây không phải là một sự khác biệt lớn. Điều quan trọng là trong khi hầu như mọi thứ khác đều đang trở nên đắt đỏ hơn; chúng ta vẫn tìm thấy một điểm khác biệt dù là rất nhỏ.
Sản phẩm cho vật nuôi mùa dịch
Nhu cầu về vật nuôi và đồ dùng cho vật nuôi đã tăng vọt trong đại dịch; khi người Mỹ phải dành phần lớn thời gian ở nhà. Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên bình thường trở lại; người dân vẫn có thể sẵn sàng mua thêm đồ chơi cho “thú cưng” của mình. Bởi giá đồ dùng cho vật nuôi đã giảm so với giai đoạn trước đại dịch.
Giá mua thú cưng đã rẻ hơn 1,8% so với hồi tháng 2/2020. Trong khi đó, đồ dùng và phụ kiện cho thú cưng cũng giảm đến 3,8% kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Khi đại dịch xuất hiện, việc chăm sóc sức khỏe trở nên quan trọng hơn trước. Tuy nhiên, nhu cầu thăm khám định kỳ lại ít được ưu tiên hơn. Kể từ tháng 2/2020, giá các mặt hàng chăm sóc y tế, bao gồm các loại thuốc và vật tư y tế khác, đã giảm hơn 2,3%.
Ở các danh mục cụ thể hơn, giá thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đã giảm 2,2%. Trong khi đó, các thiết bị và vật tư y tế. Bao gồm các mặt hàng như băng gạc, thuốc tránh thai, miếng đệm sưởi và ghế lăn; chứng kiến biến động giá lớn nhất với mức giảm 5,8% kể từ trước đại dịch.
Nền kinh tế khu vực sụt giảm mạnh
Do tác động của dịch bệnh COVID-19, trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế của khu vực EU chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng nhiều thập niên qua: Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngay từ quý đầu của năm 2020 giảm 3,8% và đến quý II giảm 14,6%, đây là mức giảm theo quý thấp nhất được ghi nhận kể từ năm 1995. Trong hai quý cuối năm 2020, tình hình kinh tế có tiến triển hơn khi mức giảm chỉ còn trung bình 4,6% và tính chung cả năm 2020, GDP giảm 7,4%.
Tính chung cả khu vực EU, trong quý I-2020 ghi nhận mức giảm 2,7% và sụt giảm mạnh nhất vào quý II-2020 với mức giảm 13,8% và đây cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1995. Trong hai quý cuối năm 2020, mức giảm chỉ còn trung bình là 4,4% và tính cả năm 2020, tăng trưởng kinh tế sụt giảm 6,4. Không chỉ có vậy, nền kinh tế châu Âu tiếp tục bước vào cuộc suy thoái trong 3 tháng đầu năm 2021, GDP của Eurozone đã giảm 0,6% trong quý I-2021 và giảm 0,4% trên toàn EU.