Dịch COVID-19 ảnh hưởng, nhiều mặt bằng cho thuê giảm sút trầm trọng

Dịch COVID-19 ảnh hưởng, nhiều mặt bằng cho thuê giảm sút trầm trọng

Trong sáu tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản cho thuê đang đối mặt với dấu mốc trầm trọng nhất trong một thập kỷ. Nhiều căn nhà cho thuê bị bỏ trống, không có người thuê. Giá thuê giảm liên tục từ năm 2020 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại do tác động khó lường của dịch bệnh. Từ đầu tháng 5, hầu hết các chủ cơ sở kinh doanh cho thuê mặt bằng tiếp tục điều chỉnh mức giảm giá 20-30%, áp dụng trong thời gian ngắn hạn thành phố đóng cửa, tuy nhiên số lượng lớn vẫn còn trống. Hãy cùng với amdfs.com theo dõi qua bài viết này bạn nhé!

Nhà phố đứng trước cơn khủng hoảng

Khung cảnh vắng vẻ, những mặt tiền cửa đóng then cài. Những dãy nhà phố im lìm, chi chít thông báo cho thuê mặt bằng. Từng là biểu tượng thành công nhất của loại hình bất động sản cho thuê. Hiện nay, nhà phố đứng trước cơn khủng hoảng kép; khi làn sóng trả mặt bằng kinh doanh mạnh mẽ chưa từng có.

Nhà phố đứng trước cơn khủng hoảng 

“Cửa hàng nhà mình để không, chả bán gì cả, 5 triệu người ta cũng không thuê. Bắt đầu trước COVID-19 được 3 tháng cầm tiền xong là thôi. Người ta bảo giữ chỗ 5 triệu người ta cũng không làm được”. Bà Nguyễn Thị Huệ (Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) chia sẻ.

Mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại cũng chịu chung “số phận”. Doanh nghiệp phải đóng cửa, không có doanh thu. Việc phải thắt lưng buộc bụng mùa dịch; khiến họ giảm chi phí thuê xuống mức tối thiểu. Điển hình như chuỗi cà phê của chị Huyền. Chị vốn đã có kế hoạch mở thêm 2 cửa hàng trong năm nay, nhưng đã phải tạm hoãn.

“Đã xem rất nhiều mặt bằng khác. Nhưng dịch bệnh cứ liên tục, khả năng để mở các nhà hàng là rất khó. Khách hàng không có. Với lượng doanh thu thế này; mà phải trả giá thuê nhà cao như vậy thì không tồn tại được”, Phó Giám đốc Công ty cổ phần D’Art Trần Thanh Huyền cho hay.

Tìm khách thuê mặt bằng trong dịch COVID-19 không hề dễ dàng

Tìm kiếm khách thuê hiện tại là không dễ dàng. Theo các chuyên gia, đến đợt dịch thứ 4 này, giá mặt bằng cho thuê lao dốc, khách thuê dần dần dẫn dắt thị trường, trong khi chủ sở hữu bất động sản lại đang giảm dần sự lạc quan và bắt đầu tiếp nhận việc thương lượng để có thể cho thuê mặt bằng.

“Trong thời gian giãn cách xã hội, trung tâm thương mại phải đóng cửa thì chủ đầu tư phải giảm 100% tiền thuê mặt bằng cho khách thuê. Còn với nhà phố, khi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 ập đến, chủ nhà phố đã phải giảm giá đến 50 – 60%”, Phó Giám đốc phụ trách mảng bán lẻ CBRE Việt Nam Võ Thị Phương Mai cho biết.

Ngoài việc giảm tiền thuê, linh hoạt về thời gian thanh toán. Các hình thức cho thuê cũng được hai bên thương lượng. Ví dụ, trước đây chỉ có hình thức giá thuê cố định. Nhưng hiện nay, hai bên đã phải nhìn nhận lại vấn đề, suy nghĩ đến việc cùng nhau làm; cùng chia sẻ doanh thu, tức là làm bao nhiêu trả bấy nhiêu. Khách thuê sẽ cam kết trả tiền phí thuê nhà dựa trên phần trăm thu nhập.

Tìm khách thuê mặt bằng trong dịch COVID-19 không hề dễ dàng

Mặt bằng cho thuê mất giá, khách thuê dẫn dắt thị trường

Thị trường ghi nhận giá nhà phố cho thuê giảm từ 20 – 30%, thậm chí có khu vực giảm đến 50%. Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bán lẻ đang đối diện với một thử thách lớn chưa bao giờ có. Khi chủ nhà không còn là người nắm thế thượng phong. Và cần có những biện pháp chuyển mình để sinh tồn, thích ứng với tình trạng “bình thường mới”.

Theo những người dân sống dọc con phố Đinh Tiên Hoàng, TP Hà Nội, từ đầu năm nay, những mặt bằng bỏ trống, cửa đóng then cài xuất hiện ngày một nhiều hơn. Đây là đều chưa từng thấy trong suốt mấy chục năm qua.

Bên cạnh đó, để thích ứng, một số chủ nhà hướng đến khách thuê văn phòng, trụ sở công ty vì nhóm khách này ít bị ảnh hưởng hơn so với ngành bán lẻ. Theo Savills, các ngành hàng như y tế, ngân hàng và các chuỗi cửa hàng tiện ích vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong mùa dịch và có xu hướng mở rộng chuỗi/chi nhánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *