Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho biết thời gian qua rất nhiều người dân được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả lên tới con số nhiều tỉ đồng. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả số lượng tiền từ 100-105 nghìn tỉ đồng cho việc khám chữa bệnh BHYT. Trong đó hiện có rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều hàng tỉ đồng. Từ ngày 1/7, nhiều chính sách mới về Bảo hiểm y tế (BHYT) đã có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người dân khi tham gia.
Các chính sách hỗ trợ người có BHYT
Khi xét nghiệm HIV, phụ nữ mang thai được BHYT thanh toán
Từ 1/7/2021, theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS (sửa đổi), phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được quỹ BHYT, ngân sách Nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm. Trong đó, ngân sách Nhà nước chi trả cho phụ nữ mang thai làm xét nghiệm này nhưng không có thẻ BHYT, hoặc phần quỹ BHYT không chi trả.
Khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT được thay đổi
Với Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực từ 1/7 đã bỏ sổ hộ khẩu và khái niệm hộ gia đình, do đó khái niệm này cũng thay đổi trong quy định về BHYT hộ gia đình. Theo đó, hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Trước thời điểm trên, hộ gia đình tham gia BHYT được định nghĩa là toàn bộ người có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú. Như vậy, với quy định mới, hộ gia đình tham gia BHYT sẽ căn cứ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú, không còn căn cứ theo Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.
Ngân sách nhà nước được sử dụng để mua thẻ BHYT
Từ 1/7, người thuộc diện hộ cận nghèo chưa kết hôn, chồng/vợ đã chết hoặc mất tích và đang nuôi con dưới 22 tuổi, hoặc nuôi con ăn học (con đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội), sẽ được ngân sách Nhà nước mua thẻ Bảo hiểm y tế, với mức hỗ trợ tối thiểu 70%. Đây là quy định mới tại Nghị định 20/2021 ngày 15/3/2021 của Chính phủ.
Người có công và thân nhân được bổ sung để hưởng BHYT
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực từ 1/7 bổ sung người được ngân sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (trước không có), là: Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng/vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành, hoặc chăm sóc bố mẹ đẻ liệt sỹ.
Công khai giá khám bệnh
Đây là nội dung được nêu tại Thông tư số 05/2021/TT-BYT ngày 5/5/2021 về quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở KCB bệnh công lập. Trong đó có quy định, từ nay, cơ sở khám chữa bệnh phải công khai giá dịch vụ khám chữa bệnh với người bệnh và người nhà bệnh nhân, gồm: giá khám chữa bệnh BHYT, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu với người không có thẻ BHYT, giá dịch vụ theo yêu cầu của người bệnh, giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị, các chế độ miễn, giảm giá…
Việc công khai các giá dịch vụ trên có thể qua hệ thống thông tin điện tử; các khoa phòng bệnh, các điểm địa thuận lợi. Để người bệnh theo dõi; tìm hiểu thông báo trực tiếp với người bệnh, hoặc tổ chức thông tin tuyên truyền…
Các mức thanh toán chi phí
Theo Thông tư 04/2021 của Bộ Y tế, cơ quan BHXH sẽ thanh toán cho cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo mức phí được xác định trước, với một số loại dịch vụ để khám chữa bệnh ngoại trú.
Cụ thể, tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống sẽ áp dụng phương thức thanh toán theo định suất đối với toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ngoại trú trong phạm vi hưởng của người tham gia BHYT. Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương sẽ áp dụng tại các cơ sở; có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ban đầu. Với phần chi khám chữa bệnh ngoại trú đăng ký tại cơ sở đó.
Phạm vi định suất không bao gồm một số chi phí nhóm đối tượng. Như: quân nhân, cơ yếu, công an, chi phí vận chuyển người bệnh, kỹ thuật chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, thuốc hoặc dịch vụ kỹ thuật điều trị ung thư thuốc điều trị Hemophilia, máu hoặc chế phẩm của máu đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh Hemophilia, thuốc chống thải ghép với người ghép tạng, điều trị viên gan C, điều trị HIV.
Tầm quan trọng của BHYT đối với mỗi người dân
Ý nghĩa thiết thực với đời sống
Với những ý nghĩa thiết thực của chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết những năm qua; số người tham gia BHYT có sự tăng trưởng mạnh và vượt các mục tiêu đề ra.
Cụ thể, năm 2016, số người tham gia BHYT tăng 11% so năm 2015. Năm 2015 và 2017 mỗi năm tăng 6-7%. Giai đoạn 2018-2020 duy trì mức tăng trên dưới 3% mỗi năm.
Tính đến ngày 31-12-2020, số người tham gia BHYT là 87,97 triệu người. Tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng 36%). Đạt tỉ lệ bao phủ BHYT 90,85% dân số.
Cùng với đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT ngày càng mở rộng. Số lượt khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT chi trả cũng tăng cao. Hằng năm, BHXH Việt Nam thực hiện thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; cho trên 100 triệu lượt người khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
Bối cảnh đại dịch COVID-19
Theo BHXH Việt Nam, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống; thu nhập của người dân. Quỹ BHYT đã và đang tiếp tục giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn. Giảm bớt gánh nặng chi trả chi phí khám chữa bệnh. Khi người tham gia BHYT không may bị ốm đau, bệnh tật.
Đặc biệt, từ ngày 1-6, ngành BHXH Việt Nam đã phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đưa vào sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
“Đây được đánh giá là bước đi đột phá, phù hợp với xu thế chuyển đổi số của ngành. Và càng phù hợp hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT…”- lãnh đạo BHXH khẳng định.
Hãy cùng chúng tôi xem thêm những bài viết khác về bảo hiểm.