Hiệp hội các nhà chế biến thịt của Anh (BMPA) ngày 21/7 thông báo chuỗi cung ứng thực phẩm ở Anh đang trên bờ vực sụp đổ do đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động. Theo BMPA, vấn đề thiếu hụt lao động đã trở nên rất nghiêm trọng, với một số nhà máy báo cáo tình trạng thiếu 10-16% lao động thường xuyên. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi 5-10% lực lượng lao động trong nhà máy được lệnh tự cô lập. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích tin tức thị trường này.
Chia sẻ của BMPA về thiếu hụt nhân công trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Giám đốc điều hành BMPA Nick Allen cho biết tình trạng thiếu hụt nhân công; đã ảnh hưởng đến hoạt động chế biến thịt. Vốn cần nhiều lao động, khi những dây chuyền này sẽ bị cắt giảm đầu tiên.
Đầu tuần này, các nhà máy sản xuất ô tô, đơn vị quản lý đường sắt, chuỗi siêu thị và nhà hàng tại Anh đã cảnh báo ứng dụng theo dõi COVID-19 đang phá hủy đà phục hồi và đẩy chuỗi cung ứng đến bờ vực sụp đổ, khi ứng dụng này yêu cầu hàng trăm nghìn công nhân phải tự cách ly. Chuỗi siêu thị Iceland Foods của Anh cho biết hơn 1.000 lao động chiếm khoảng 3% tổng số nhân viên đã nhận được yêu cầu tự cách ly và buộc doanh nghiệp này phải giảm giờ mở cửa và thậm chí đóng một số cửa hàng.
Kế hoạch tuyển dụng đối phó kịp thời
Iceland Foods đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm 2.000 nhân viên để lấp đầy các vị trí vắng mặt do phải tự cách ly.
Andrew Opie, một quan chức cấp cao của Hiệp hội Bán lẻ Anh, cho rằng chính phủ cần phải nhanh chóng hành động trước những vấn đề nghiêm trọng hiện nay.
Theo ông Opie, các nhân viên bán lẻ và nhà cung cấp; những người đóng vai trò quan trọng trong suốt đại dịch COVID-19, nên được phép làm việc khi đã được tiêm vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính với COVID-19, để đảm bảo không có sự gián đoạn nào đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và các hàng hóa khác.
Một thực trạng về chuỗi cung ứng thực phẩm của Vương quốc Anh
Nguồn cung cấp lương thực của Anh rất dễ bị tấn công mạng; một chuyên gia hàng đầu về thực phẩm cảnh báo. Đồng thời cho rằng nếu chú trọng nhiều hơn vào sản xuất trong nước; sẽ thúc đẩy an ninh lương thực của nước này.
Tim Lang, giáo sư về chính sách lương thực tại City, Đại học London; cho biết: “Nếu ai đó muốn thực sự làm hỏng hệ thống lương thực của Anh. Họ có thể hạ gục các vệ tinh. Hệ thống ‘kịp thời’ của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào dịch vụ hậu cần trên máy tính. Khi bạn thanh toán, máy tính không chỉ cộng hóa đơn; mà còn sắp xếp hàng chờ còn lại”.
Cảnh báo của giáo sư Lang được đưa ra trước khi chiến lược lương thực quốc gia. Do chính phủ ủy quyền công bố lần thứ hai vào tháng này. Henry Dimbleby, người đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Leon, vào năm 2019; được bổ nhiệm để giám sát việc đánh giá hệ thống thực phẩm của Vương quốc Anh. Phần đầu tiên của chiến lược lương thực nước Anh, được công bố vào năm ngoái; cho biết Brexit là “cơ hội một lần trong đời” để định hình lại chính sách.