Nền kinh tế toàn cầu đang bị tổn thất nặng nề do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Dự đoán, sau khi dịch bệnh thuyên giảm và kết thúc hoàn toàn, nền kinh tế toàn cầu sẽ quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ và vượt bật. Đây là đánh giá có chuyên môn từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu trên Thế Giới. Nếu dịch bệnh tiến triển theo hướng tích cực thì nền kinh tế đang bị tổn thương sẽ có cơ hội hồi phục. Cùng chúng tôi tìm hiểu về dự đoán tương lai tăng trưởng trở lại của nền kinh tế ngay trong bài viết nhé!
Dự báo kinh tế toàn cầu sẽ khôi phục tăng trưởng mạnh như Mỹ
Tuy khó khăn trước mắt còn nhiều khi mà kinh tế Australia, Ấn Độ. Và nhiều khu vực khác tại châu Á tăng trưởng chững lại. Kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng nhảy vọt trong những tháng tới. Khi mà kinh tế châu Âu chật vật để theo kịp kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên tốc độ lây lan nhanh chóng của biến chủng Covid-19 delta. Sẽ có thể kéo lùi nhưng không làm chệch hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Kết quả khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên khắp châu Âu công bố ngày thứ Sáu. Cho thấy hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 2 thập kỷ. Như vậy nhiều khả năng kinh tế khu vực châu Âu sẽ sớm trở lại khoảng thời gian tăng trưởng cao như Mỹ.
Quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh
Thế nhưng khó khăn trước mắt còn nhiều. Khi mà kinh tế Australia, Ấn Độ và nhiều khu vực khác tại châu Á tăng trưởng chững lại. Nó cho thấy quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu. Vẫn còn liên quan nhiều đến hướng diễn biến của đại dịch Covid-19. Và thậm chí có thể chững lại khi mà số lượng các ca lây nhiễm mới tăng lên. Do biến chủng ngày một xuất hiện nhiều hơn.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại HIS Markit, ông Chris Williamson, nhận xét. Kết quả khảo sát mới nhất cũng cho thấy biến chủng delta tiềm ẩn rủi ro lớn. Đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Số lượng các ca nhiễm mới tăng cao. Khiến cho niềm tin kinh doanh đi xuống mức thấp nhất tính từ tháng 2/2021. Thêm các biện pháp siết chặt trên khắp thế giới. Cũng sẽ có thể khiến cho tình trạng trì hoãn của chuỗi cung ứng toàn cầu ngày một tồi tệ hơn.
IHS Market công bố chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ, tăng lên mức 60,6 trong tháng 7/2021. Từ mức 59,5 của tháng 6/2021 và như vậy lên mức cao nhất trong 21 năm. Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng. Kết quả khảo sát ngành sản xuất Mỹ công bố ngày thứ Sáu. Cũng cho thấy sự tăng trưởng hạ nhiệt dù vậy mức độ tăng trưởng vẫn cao so với thời gian trước.
Tiến độ tiêm vaccine ảnh hưởng lên sự khôi phục kinh tế toàn cầu
Tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 khác nhau. Cùng với việc chính phủ nhiều nước đưa ra nhiều biện pháp. Đồng nghĩa rằng quá trình phục hồi đã và sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở các tốc độ khác nhau trên khắp thế giới. Các chuyên gia kinh tế tuy nhiên ước tính rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 6/2021 đã lập đỉnh.
Đối với quý hiện tại, JP Morgan dự báo rằng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ hạ nhiệt từ tốc độ cao chóng mặt trong quý 2/2021. Cùng lúc đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, JP Morgan dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Mỹ trong quý 2/2021. Kinh tế Ấn Độ sẽ hồi phục. Và tăng trưởng kinh tế thế giới quý 3/2021 sẽ lên cao.
Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh, giá cả tăng chóng mặt. Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã buộc phải nâng lãi suất chủ chốt. Ngân hàng Trung ương Nga vào ngày thứ Sáu đã buộc phải quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng nội tệ lần thứ 4 tính từ tháng 3/2021. Nâng lãi suất chủ chốt lên mức 6,5%. Từ mức 5,5% trước đó và cảnh cáo sẽ có thêm động thái mạnh tay được đưa ra.
Covid có thể có tác động lâu dài lên ngành dịch vụ
Triển vọng kinh tế thế giới trong những tháng mùa hè dường như không mấy chắc chắn. Khi mà biến chủng delta dẫn đến tình trạng lây nhiễm mạnh Covid-19 trên khắp thế giới. Cho đến nay việc đại dịch chưa có hướng giải quyết triệt để. Đã gây tổn hại đến niềm tin người tiêu dùng.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, nhận xét. Việc phần lớn lĩnh vực trong nền kinh tế tái mở cửa trở lại. Đang giúp cho ngành dịch vụ phục hồi chóng mặt. Tuy nhiên biến chủng delta của Covid-19 có thể gây tổn hại đến sự phục hồi của ngành dịch vụ. Đặc biệt trong ngành du lịch và nhà hàng khách sạn.
Tình hình phát triển kinh tế của một vài đại diện trên Thế Giới
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)
Kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ phục hồi. Với mức tăng 5,8% vào năm 2021. Sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020. Trong số các thành viên của Eurozone, Đức dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn. Nhờ các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ. Và thu nhập phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào quý 1/2023.
Tại khu vực châu Á
Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến. Sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp. Khu vực này vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc. Nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia.
Phục hồi đối với Trung Quốc
Phục hồi đối với Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn sẽ được duy trì. Trong bối cảnh nước này kiểm soát tốt dịch bệnh. Và thực hiện các biện pháp kích thích tương đối hiệu quả. Nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối cơ cấu ngày càng trầm trọng. Hiện chính sách kinh tế của Trung Quốc đang hướng tới sự bền vững của tăng trưởng. Thay vì chỉ tập trung theo đuổi các biện pháp kích thích. Do chính sách kích thích kinh tế chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững của tăng trưởng. Tăng trưởng sẽ không cao như mong đợi. Dự kiến vào khoảng 8% trong năm 2021.
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế cơ bản khó có thể đảo ngược trong phát triển kinh tế thế giới, song hình thức biểu hiện của nó sẽ có sự thay đổi. Trong mấy năm qua, do kinh tế toàn cầu phát triển mất cân bằng, sự bất bình đẳng giữa các nước gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn sự lan truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa.