Theo giới phân tích giá vàng trong nước và thế giới hiện nay đều đang trên đà tăng. Tuy nhiên không chỉ giá vàng trong nước với thế giới có sự chênh lệch, mà giá vàng miếng cũng đang chênh lệch lớn với vàng nhẫn. Theo khảo sát tại nhiều cửa hàng kinh doanh, mức chênh này hiện đã lên đến 6,87 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chính là do vàng miếng trong nước không chịu nhiều ảnh hưởng từ giá vàng thế giới. Nhưng vàng nhẫn lại đang theo sát diễn biến của giá thế giới. Đây cũng là mức chênh kỷ lục ghi nhận từ đầu năm đến nay.
Giá vàng miếng chênh lệch đến 750.000 đồng/lượng với vàng nhẫn
Giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày càng cách biệt. Trong khi đó, chênh lệch giá mua – bán vàng miếng ở thế bất lợi cho người mua. Tại Công ty SJC, giá bán vàng miếng ở mức 57,4 triệu đồng/lượng. Mức giá cao hơn giá vàng thế giới quy đổi đến 6,87 triệu đồng/lượng.
Một diễn biến đáng chú ý là chênh lệch giá mua – bán vàng tại Công ty SJC đã lên mức 750.000 đồng/lượng. Trong khi mức chênh lệch phổ biến trước đây khoảng 300.000 – 400.000 đồng/lượng.
Điều này khiến người mua vàng lúc này chịu rủi ro kép (rủi ro về giá vàng có thể đảo chiều cộng với lỗ do chênh lệch mua bán). Nhất là trong trường hợp giá vàng thế giới đảo chiều. Khi đó giá vàng sẽ rơi xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn 9999 SJC lại bám sát diễn biến giá vàng thế giới hơn. Hiện giá bán ra ở mức 51,95 triệu đồng/lượng; tức cao hơn khoảng 1,42 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi.
Tại các cửa hàng vàng, giá vàng miếng SJC bán ra ở mức 57,25 triệu đồng/lượng. Mức giá thấp hơn 150.000 đồng/lượng so với giá bán vàng miếng tại các công ty vàng lớn. Mức chênh giữa giá mua – bán cũng chỉ bằng một nửa so với mức giá niêm yết của Công ty SJC.
Giá vàng thế giới ngày càng tăng mạnh
Cuối ngày hôm nay, 14-7, giá vàng thế giới tăng lên mức 1.814,3 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng; giá vàng thế giới tương đương 50,53 triệu đồng/lượng.
Về diễn biến của giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng với việc chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng cao. Nếu lạm phát không hạ nhiệt sẽ đẩy giá vàng thế giới lên mốc 2.000 USD/ounce trước khi kết thúc năm.
Trước mắt, giá vàng thế giới được hỗ trợ bởi đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm. Thêm vào đó, việc chứng khoán Mỹ rời đỉnh kỷ lục. Đồng thời chứng khoán châu Á ngừng tăng cũng khiến dòng tiền không chỉ chú ý tới cổ phiếu.
Trong bối cảnh hiện nay, chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ là nhân tố quan trọng tiếp tục hỗ trợ giá vàng. Ngoài ra việc các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tỏ thái độ ôn hòa. Họ chưa vội thắt chặt chính sách tiền tệ cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng thế giới đi lên.
Trong phát biểu mới đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng; không có lý do để thay đổi chính sách tiền tệ hiện nay. Vì nền kinh tế vẫn chịu tác động của đại dịch COVID-19.
Theo kết quả khảo sát về diễn biến giá vàng tuần tới do Kitco thực hiện, kỳ vọng vào giá vàng tăng cao hơn tuần trước. Theo đó, có tới 60% chuyên gia nhận định giá vàng tăng. Chỉ có 20% chuyên gia dự đoán giá vàng giảm, còn lại 20% giữ quan điểm trung lập.