Đại dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ lên nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. Đi ngược lại với xu hướng các ngành khác, ngành dệt may Việt Nam có vẻ khởi sắc hơn và tăng trưởng tốt hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh dệt may Việt Nam cũng dần có các chính sách đổi mới trong kinh doanh để nắm bắt xu thế ngành và nâng con số tăng trưởng cho ngành dệt may lên cao hơn so với trước đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố giúp cho ngành dệt may Việt Nam trụ vững mùa dịch ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành dệt may Việt Nam qua đánh giá của Forbes
Theo trang Forbes.com của Mỹ, trong bối cảnh đại dịch. Ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn. Nhờ nhanh chóng chuyển từ sản xuất hàng may mặc sang sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân. Forbes.com của Mỹ ngày 24/3 đã đăng bài viết cho rằng bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ngành dệt may của Việt Nam vẫn trụ vững. Chủ yếu do dịch bệnh đã đẩy nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tăng cao.
Đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới đã thúc đẩy ngành may mặc Việt Nam. Khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất PPE. Forbes dẫn báo cáo của Bộ Công Thương cho biết Việt Nam hiện có hơn 6.000 nhà máy dệt may. Với khoảng 3 triệu lao động. Khi đại dịch lây lan và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đi xuống. Ngành dệt may Việt Nam cũng chứng kiến các đơn hàng ít hơn. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, ngành này ghi nhận tăng trưởng âm.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam ưu tiên xuất khẩu sản phẩm phòng dịch
Ban đầu, Chính phủ Việt Nam hạn chế xuất khẩu những sản phẩm phòng dịch. Như khẩu trang để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, sau khi các hạn chế được dỡ bỏ vào tháng 3/2020. Các nhà sản xuất Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 1,2 tỷ chiếc khẩu trang sang Bắc Mỹ, châu Âu và các nước châu Á.
Ngay từ đầu tháng 2/2020, các doanh nghiệp dệt may đã sản xuất các sản phẩm PPE phục vụ phòng dịch trong nước. Đảm bảo nhu cầu, bình ổn giá. Và từ tháng 3/2020 trở đi là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Đồng thời góp phần giữ vững kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,76 tỷ USD. Tương đương cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh đại dịch, Công ty Vietnam Goods and Export (VGE). Là một trong số nhiều công ty đã chuyển từ sản xuất hàng may mặc sang sản xuất khẩu trang vải. Người sáng lập của VGE cho biết. Từ đầu năm 2020, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển sang sản xuất khẩu trang. Khi thấy nhu cầu đối với sản phẩm này tăng mạnh.
Theo ông, “dù đã triển khai vaccine. Người dân vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang. Bởi việc triển khai vaccine còn chậm. Và vẫn còn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Vaccine có hiệu quả, nhu cầu đối với khẩu trang sẽ đi xuống vào gần cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ giờ đến lúc đó, đây vẫn là ngành công nghiệp “khổng lồ.”
Việt Nam luôn đi đầu trong ngành hàng may mặc
Đại diện công ty VGE cũng cho hay. Việt Nam luôn đi đầu về sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm công nghệ thấp. Như đồ bảo hộ cá nhân (khẩu trang, áo choàng, nước rửa tay, khăn lau…). Ông tin tưởng “Việt Nam chắc chắn trở thành ngôi sao sáng trong ngành thương mại PPE toàn cầu trong năm 2020. Bởi trước đó, hầu hết các sản phẩm PPE đều được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Mỹ.”
Forbes cũng dẫn nguồn Bộ Công Thương bày tỏ sự lạc quan về năng lực sản xuất các sản phẩm PPE của Việt Nam. Đặc biệt là trong phân khúc khẩu trang vải kháng khuẩn. Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương Trần Thanh Hải tin tưởng rằng. Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nhà sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.
Với thực tế vải kháng khuẩn hiện được sản xuất trong nước. Ông Hải tin rằng năng lực sản xuất của Việt Nam có thể tăng lên đáng kể. Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về khẩu trang vải. Và khuyến khích họ chuyển sang sử dụng khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế. Ông Hải nhấn mạnh.
Thách thức cho ngành dệt may Việt Nam
Sự phát triển nhanh của ngành sản xuất PPE đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Song nhu cầu toàn cầu cao cũng đặt ra những thách thức đối với năng lực sản xuất của ngành này. Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy, cần phát triển theo cách bền vững. Dựa theo các tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm chất lượng. Và đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước trên thế giới.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu. Không chỉ là nhu cầu về số lượng mà bao gồm cả các tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng liên quan đến lĩnh vực y tế. Cũng như quy trình nhập khẩu để tuân thủ. Từ đó quá trình xuất khẩu sản phẩm sẽ thuận lợi.
Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2021
Theo Bộ Công Thương, trong gần 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 9,1%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.
Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 261,5 triệu mét, tăng 9,3% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 482,5 triệu mét, tăng 8,8% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 1.882,9 triệu cái, tăng 9,7%…
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%.
Là một trong những “cánh chim đầu đàn” của ngành dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex đã phục hồi, doanh thu thuần đã đạt khoảng 3.377 tỉ đồng, lợi nhuận gộp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công ty mẹ và hầu hết các đơn vị thành viên của Vinatex đã tăng so với cùng kỳ.
Theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhấn mạnh: Sự hồi phục về xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2021 là nhờ nỗ lực của Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và thông thương hàng hoá.