Xem xét nới lỏng lạm phát để ổn định kinh tế sau dịch

Xem xét nới lỏng lạm phát để ổn định kinh tế sau dịch

Nền kinh tế trong nước và Thế Giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid. Chính phủ và các cấp lãnh đạo cần có biện pháp hợp lý để ổn định kinh tế sau dịch. Nới lỏng lạm phát là một trong những biện pháp mà các chuyên gia kinh tế đề xuất. Bên cạnh nới lỏng lạm phát thì nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu cũng đề xuất các biện pháp khác để góp phần ổn định kinh tế. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về đề xuất nới lỏng lạm phát để ổn định kinh tế trong nước nhé!

Bối cảnh kinh tế Thế Giới thời kì dịch Covid

Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và đã đạt được những kết quả ban đầu, các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra dự báo khả quan về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi

Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU dự báo đạt mức tăng trưởng khá nhờ nỗ lực tiêm vắc-xin và ban hành những gói cứu trợ nền kinh tế. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi[3], giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Trong nước, tiếp đà những kết quả quan trọng, ấn tượng đã đạt được của năm 2020, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt được những kết quả khá.

Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Giá các mặt hàng tăng cao gây lạm phát và mất cân bằng, ổn định kinh tế

Giá các loại nguyên liệu, lương thực, chi phí logistics trên thế giới tăng cao

Giá các loại nguyên liệu, lương thực, chi phí logistics trên thế giới tăng cao.  Dịch bệnh phức tạp và nhiều nguyên nhân khác có thể gây áp lực lạm phát trong nước. Theo chuyên gia kinh tế – TS Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Trong khi giá nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tăng cao tại nhiều quốc gia. Kinh tế thế giới phục hồi nhanh, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao đột biến. Trong khi nguồn cung chưa theo kịp nhu cầu. Giá các mặt hàng gia tăng là hệ quả tất yếu. Hiện tại giá năng lượng, lương thực, kim loại và khoáng chất. Đặc biệt là sắt, thép, chi phí logistics, vận chuyển quốc tế đều có tốc độ tăng cao.

Liên minh Châu Âu cho rằng, lạm phát có thể đạt đỉnh trong năm 2021. Do giá năng lượng tăng và chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) của các quốc gia trong khối. Các tổ chức dự báo năng lượng quan trọng của thế giới gồm OPEC. Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều dự báo. Nhu cầu dầu thô sẽ tăng cao trong nửa cuối năm nay.

Giá dầu thô tăng cao

Các nhà phân tích năng lượng dự báo. Giá dầu thô có thể đạt mức 80 USD/thùng trong quý III/2021. Khi giá dầu thô đã đạt mức 75USD/thùng trong một số phiên đầu tháng 7.2021. Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo giá dầu thô có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng vào mùa hè năm 2022.

Giá dầu thô có thể đạt mức 80 USD/thùng trong quý III

Giá lương thực trên toàn cầu cũng đã liên tục “leo thang” trong 6 tháng đầu năm. Và tốc độ tăng giá vẫn chưa dừng lại. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO). Giá lương thực trên thị trường thế giới trong tháng 5.2021 tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9.2011. Giá ngô tăng 88%. Đậu tương tăng 73%. Ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng 38%.

Nới lỏng lạm phát để ổn định kinh tế sau dịch

Trong 3 năm qua, Quốc hội đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Kìm giữ lạm phát dưới 4%. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 luôn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát bình quân tăng 3,15%/năm. Thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đề ra.

Trong giai đoạn 2016-2020 Chính phủ đặt lạm phát mục tiêu 4% là phù hợp. Để giữ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng ở mức khá. Vì đây là giai đoạn kinh tế thế giới ổn định. Thương mại toàn cầu và các chuỗi liên kết kinh tế không bị đứt gãy.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Còn nhiều tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát. Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. Và chịu tác động từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ. Dối với các mặt hàng chiến lược. Có thể tạo áp lực lên một số nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế. Từ đó tác động đến thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu. Từ nay đến cuối năm, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương phải thực hiện giãn cách.

Chính sách tiền tệ linh hoạt cũng giúp ổn định kinh tế

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Độ – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính), lại nhận định. Khó có khả năng lạm phát cao trong năm 2021. Bởi trong 6 tháng đầu năm, sự phục hồi kinh tế chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu do tác động của dịch bệnh.

“Năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19. Nên cầu tiêu dùng yếu, CPI 6 tháng đầu năm mới tăng trung bình 1,47%. Với tốc độ tăng giá như hiện nay, lạm phát trung bình cả năm 2021 chỉ ở mức 2-2,5%” – TS Nguyễn Đức Độ nhận định.

Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế

Theo phân tích của TS Nguyễn Bích Lâm. Để đưa nền kinh tế trở lại mức tăng của những năm trước đại dịch. Đồng thời thực hiện định hướng phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 với tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5%-7%. Đòi hỏi phải thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, mở rộng. Chấp nhận lạm phát vượt mục tiêu 4% của Quốc hội. Nhưng vẫn nằm trong ngưỡng kiểm phát.

Đây là điều cần thực hiện trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều đánh đổi lạm phát mục tiêu. Để thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm. Đưa nền kinh tế trở lại bình thường của giai đoạn trước đại dịch. TS Nguyễn Bích Lâm nêu ý kiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *