VOSCO sau nhiều quý thua lỗ cũng đã có lãi nhờ bán cổ phiếu MSB và thanh lý tài sản

VOSCO sau nhiều quý thua lỗ cũng đã có lãi nhờ bán cổ phiếu MSB và thanh lý tài sản

Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (viết tắt là VOSCO, mã cổ phiếu trên sàn HoSE: VOS) vừa mới công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm 2021 với khoản lợi nhuận sau thuế gần 242 tỷ đồng sau 5 quý liên tiếp báo thua lỗ. Được biết, việc công ty có hoạt động kinh doanh khởi sắc như thế là nhờ việc thanh lý tài khoản dễ dàng và việc chốt lời cổ phiếu MSB đã mua. Bạn có muốn biết thêm nhiều thông tin về công ty này hơn không? Theo dõi tin tức được amdfs.com cập nhật dưới đây để biết thêm nhiều điều hơn nhé.

Lợi nhuận của CTCP Vận tải biển Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021

Lợi nhuận của CTCP Vận tải biển Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021

CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO, VOS) đã công bố BCTC quý 2/2021 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 325 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá vốn lại giảm mạnh nên lợi nhuận gộp đạt gần 98 tỷ đồng. Cao gấp 22 lần cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong kỳ VOSCO thu về tới gần 104 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính do bán các khoản đầu tư và lãi khác do thanh lý tài sản lên tới hơn 94 tỷ đồng đến từ thanh lý nhượng bán TSCĐ. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí VOSCO lãi sau thuế 241,6 tỷ đồng. Khả quan hơn rất nhiều khoản lỗ 31,7 tỷ đồng trong quý 2/2020. Nhờ KQKD quý 2 mà cục diện 6 tháng đầu năm 2021 của VOSCO khởi sắc với doanh thu 579 tỷ đồng. LNST đạt 222 tỷ đồng, EPS 6 tháng đạt 1.586 đồng. Cùng kỳ năm ngoái VOSCO báo lỗ 118 tỷ đồng.

Tìm hiểu lý do công ty có lợi nhuận sau nhiều năm báo lỗ

VOSCO cho biết dội tàu trong quý 2 hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả hơn so với cùng kỳ. Công ty đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô. Tiếp tục kiểm soát chi phí và cải thiện kết quả kinh doanh. Ngoài ra công ty triển khai có hiệu quả tái cơ cấu toàn diện. Bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và tái cơ cấu đội tàu.

Năm 2021, VOS đặt mục tiêu doanh thu đạt 127 tỷ đồng (giảm 10% so với năm 2020). Và dự kiến có lãi trở lại 30 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ. Riêng năm 2020 Công ty lỗ sau thuế đến 187 tỷ đồng. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 2 VOSCO đã vượt xa cả mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của cả năm 2021.

Được biết, sau nhiều năm nỗ lực đàm phán, Công ty đã tái cơ cấu được khoảng nợ tại Vietcombank vào cuối năm 2020. Hiện công ty đang tích cực đàm phán để tái cơ cấu khoản nợ cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại tại baovietbank. Theo VOS, việc tái cơ cấu giúp Công ty từng bước lành mạnh hóa tình hình tài chính, tổng nợ được xóa và giảm lãi vay.

Cổ phiếu là khoản thu nhập chính của VOSCO

Cổ phiếu là khoản thu nhập chính của VOSCO

Khoản thu nhập tài chính trong kỳ đến từ việc VOSCO đã thoái vốn tại Ngân hàng Hàng hải (MSB). Tính đến 30/6/2021 VOSCO đã giảm sở hữu cổ phiếu Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB). Đó là từ 8,75 triệu cổ phiếu xuống còn 672.241 cổ phiếu. Như vậy nhiều khả năng doanh thu tài chính trong kỳ đến từ việc bán cổ phiếu MSB.

Ngoài ra, VOS hiện đang có 2 khoản vốn góp tại Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO và Thương mại & Dịch vụ VOSCO. VOS cũng tham gia tài chính với SSV. Hiện các doanh nghiệp này đều có lãi tuy nhiên không cao. Hiện cổ phiếu VOS đang nằm trong diện kiểm soát từ ngày 15/4. Do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến năm 2019 và lợi nhuận sau thuế năm 2020 âm. Kết phiên giao dịch ngày 22/7, cổ phiếu VOS đang dừng ở mức 7.640 đồng/cp.

Vài nét về công ty VOSCO

VOSCO có tiền thân là Công ty vận tải biển Việt Nam thành lập năm 1970. Công ty này chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ ngày 01/01/2008. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu (mã VOS) tại sàn HoSE từ ngày 8/9/2010.

Với lịch sử gần bốn thập kỷ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải biển. Công ty này được coi là doanh nghiệp hàng đầu trong số các hãng tàu Việt Nam. Công ty có lợi thế và kinh nghiệm trong khai thác và quản lý tàu hàng khô. Cũng như tàu dầu sản phẩm. Tuy vậy, VOSCO lại là một trong số những hãng tàu Việt Nam tham gia thị trường vận tải container khá muộn. Cuối năm 2008, hãng tàu này mới chính thức bước chân vào lĩnh vực này.

Với tuyến nội địa ban đầu, hai tàu container duy trì lịch trình khá ổn định ghé cảng Đoạn Xá, Hải Phòng và Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh. Hãng tàu này cũng đầu tư vỏ container đóng mới (2400 TEUs) tại nhà máy Vinashin TGC (Hải Dương) để phục vụ khai thác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *