Cùng với sự phát triển của dịch vụ internet banking, ngày càng có nhiều kẻ xấu lợi dụng sự cả tin của người dùng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Mặc dù các ngân hàng thường xuyên cảnh báo khách hàng về việc bảo mật tài khoản internet banking nhưng theo thống kê của Bộ Công an, hầu như tháng nào cũng có khách hàng “sập bẫy”. Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) mới đây đã cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới của bọn tội phạm là lấy thông tin cá nhân và lấy trộm tiền trong ví điện tử.
Nhiều trường hợp khách hàng bị lừa qua ví điện tử
Thẻ ghi nợ nội địa của Vietinbank hiện đã liên kết với hầu hết các ví điện tử (VĐT) đang hoạt động trên thị trường hiện nay như Momo, VinID, ZaloPay, AirPay, MOCA, VNPTPay, VNPay, ViettelPay, Payoo, SenPay, 1Pay, EcPay, OnePay Mpay… Qua thực tế, Trung tâm Dịch vụ khách hàng VietinBank đã ghi nhận các trường hợp khách hàng phản ánh lừa đảo thường gặp liên quan đến VĐT trong thời gian gần đây.
Kẻ gian lợi dụng mời chào khách hàng vay vốn trực tuyến qua mạng (online). Rồi yêu cầu cung cấp các thông tin, hình ảnh như chứng minh nhân dân, số thẻ ngân hàng, mật khẩu OTP… Sau khi lấy được những thông tin này. Kẻ gian thực hiện mở VĐT đối với khách hàng chưa từng mở ví. Rồi thực hiện trộm tiền về VĐT và mua sắm, chuyển qua VĐT khác để chiếm đoạt.
Các cuộc gọi, tin nhắn mang tính lừa đảo
Một chiêu lừa đảo khác liên quan đến VĐT. Khách hàng nhận được các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo cán bộ, nhân viên ngân hàng, giả mạo cơ quan chức năng, người thân bạn bè để lừa đảo. Kẻ lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng; thông báo cho khách hàng tài khoản liên kết với VĐT có vấn đề phát sinh. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin bảo mật của tài khoản (mật khẩu, OTP, số thẻ…) để xử lý nhưng thực chất là trộm tiền trong ví.
Cũng như thực hiện các chiêu khác. Như thông báo khách hàng trúng thưởng, nhận được quà, yêu cầu cung cấp thông tin để nhận thưởng. Giả mạo các cơ quan chức năng (công an, tòa án…) thông báo thẻ, tài khoản bị xâm nhập. Cần cung cấp thông tin để phối hợp điều tra. Giả mạo người thân, bạn bè nhờ nhập thông tin để chuyển khoản hộ/nhận tiền… Sau khi cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin bảo mật của tài khoản. Các đối tượng sử dụng thông tin để tạo tài khoản VĐT rồi nạp tiền vào VĐT từ chính tài khoản của khách hàng, mua sắm, chuyển tiền sang ví khác rồi chiếm đoạt.
Không nên click vào các đường link lạ
Vietinbank khuyến cáo, tất cả các chiêu thức lừa đảo nói trên. Đều vì mục đích đánh cắp thông tin để tạo tài khoản VĐT. Hoặc nạp, chuyển tiền vào VĐT chuyển tiền cho tài khoản khác… rồi chiếm đoạt tiền của khách hàng. Do đó khách hàng lưu ý ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng không yêu cầu khách hàng chuyển tiền; hay cung cấp thông tin bảo mật dưới các hình thức gọi điện thoại, tin nhắn, email… Khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật; (thông tin cá nhân, mật khẩu, OTP, thông tin thẻ…) cho bất kỳ ai và qua bất kỳ hình thức nào; (gọi điện, tin nhắn, e-mail, Zalo, Viber, Facebook Messenger…).
Đồng thời, khách hàng không click vào bất kỳ các đường link; website yêu cầu thực hiện đăng ký. Hoặc hủy dịch vụ không rõ nguồn gốc; không nhập các thông tin bảo mật trên các đường link, website này. Để phòng ngừa chủ động trên Vietinbank iPay; khách hàng nên khóa thẻ/khóa chức năng thanh toán trực tuyến trong thời gian không có nhu cầu sử dụng.
Biện pháp nên thực hiện đề phòng kẻ gian
Thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng trực tuyến; Mobile Banking ngay lập tức sau khi phát hiện ra mình vừa click vào các đường link nghi ngờ giả mạo. Hoặc vô tình trả lời thông tin cho người lạ gọi tới.
Khi nhận được tin nhắn OTP, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn; (thông thường bao gồm loại giao dịch, số tiền giao dịch, kênh giao dịch). Nếu nội dung tin nhắn không khớp đúng với giao dịch do chính khách hàng đang thực hiện; tuyệt đối không nhập mã OTP này vào bất kỳ trang web nào hoặc tiết lộ cho bất kỳ ai dưới mọi hình thức.