Tổng giá trị tài sản của NCB giảm mạnh, nguyên nhân do đâu?

Tổng giá trị tài sản của NCB giảm mạnh, nguyên nhân do đâu?

Trong khi, lợi nhuận tăng “khủng” thì tổng tài sản và tiền gửi khách hàng tại đa số ngân hàng lại có xu hướng giảm mạnh trong sáu tháng đầu năm nay. Nguyên nhân chính của việc giảm tài sản là do tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh. Theo báo cáo tài chính quý II/2021, LNST của NCB tăng 3,8% so với cùng kỳ, lũy kế tăng 35% so với năm 2020 nhờ thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của NCB đạt 125,7 tỷ đồng, gấp 5,4 lần cùng kỳ năm trước (23,2 tỷ đồng).

Lãi thuần tăng, tổng tài sản ngân hàng giảm

Lãi thuần tăng, tổng tài sản ngân hàng giảm

Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 35% mang về 649 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ tăng đột biến 356% mang về gần 90 tỷ đồng trong khi các mảng kinh doanh ngoại hối; đầu tư chứng khoán đều sụt giảm. Đáng chú ý, tổng tài sản của ngân hàng đạt 83.970 tỷ đồng. Đã giảm hơn 5.600 tỷ đồng, tương đương giảm 6,3% so với cuối năm trước. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm tài sản là do khoản mục tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh từ 1.550 tỷ đồng về gần 396 tỷ đồng và khoản mục Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác giảm từ 12.114 tỷ đồng về 9.478 tỷ đồng.

Trong khi đó cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,5% đạt 41.740 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng giảm hơn 3.100 tỷ đồng còn 68.904 tỷ đồng (giảm 4,4%). Ngoài ra, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 3,5% so với đầu năm, trong đó tỷ trọng lớn tập trung cho bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ số hóa. Tháng 6 vừa qua, NCB đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.500 tỷ đồng, đưa tổng vốn điều lệ của ngân hàng lên gần 5.600 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng giảm tổng tài sản

Một ngân hàng khác có tổng tài sản giảm trong 6 tháng đầu năm nay là ABBank (UpCom: ABB). Theo đó, tổng tài sản của ABBank tại thời điểm cuối quý II/2021 giảm 6% so với đầu năm. Chỉ còn gần 113.137 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6% (tương đương 67.007 tỷ đồng); các khoản tiền mặt, tiền gửi tại NHNN hay tiền gửi tại các TCTD khác không thay đổi nhiều so với đầu năm.

Saigonbank cũng là ngân hàng có tổng tài sản giảm 2 quý đầu năm nay. Với 1.072 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức độ giảm so với đầu năm lại lên đến 4,5%. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 13%, tiền gửi tại TCTD khác giảm 9% và cho vay khách hàng giảm 1%.

Nhưng trong số các ngân hàng có tổng tài sản giảm 6 tháng đầu năm nay. BacA Bank là nhà băng ghi nhận giảm mạnh nhất. Đến hết tháng 6/2021, tổng tài sản BacA Bank giảm 5.905 tỷ đồng. So với đầu năm nay (tương đương giảm 5%). Chỉ còn gần 11.282 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng giảm 2% (78.147 tỷ đồng).

Tóm lại

Tóm lại

Có thể thấy, so với cùng kỳ các năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi đang chậm hơn rõ rệt và cũng chậm hơn so với tín dụng. Tín dụng toàn nền kinh tế 5 tháng đầu năm đã đạt gần 5% và vượt 9,6 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2020, tiền gửi của hệ thống cũng chỉ tăng 6,5% trong khi tín dụng tăng 12,17%.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng hơn 3%. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt gần 5,5%. Điều này cho thấy dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng đã chậm lại thời gian qua. Dòng tiền dân cư có xu hướng chảy vào các kênh đầu tư. Như chứng khoán hay bất động sản thay vì lựa chọn gửi ngân hàng.

Thông tin trên được tổng hợp tại amdfs.com. Hy vọng đây là thông tin bổ ích đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *