Tình hình xuất khẩu cà phê mùa dịch gặp nhiều khó khăn

Tình hình xuất khẩu cà phê mùa dịch gặp nhiều khó khăn

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nó đóng một phần không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình Covid phức tạp như hiện nay, tình hình xuất khẩu cà phê cũng gặp không ít ảnh hưởng và khó khăn. Trước mắt, sự thiếu hụt nghiêm trọng container đã và đang tác động trực tiếp lên trữ lượng xuất khẩu ngành. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề trở ngại này đối với ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xuất khẩu cà phê bị trì trệ do thiếu container

Dự báo phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên. Do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê trước mắt sang thị trường EU và Hoa Kỳ vẫn gặp khó khăn. Do tình trạng thiếu container vận chuyển tuy đã đỡ căng thẳng hơn trước. Nhưng giá cước vẫn cao.

Xuất khẩu cà phê bị trì trệ do thiếu container

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết. Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2021 ước đạt 145 nghìn tấn. Với giá trị đạt 275 triệu USD. Đã đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2021 đạt 428 nghìn tấn và 771 triệu USD. Giảm 17% về khối lượng. Và giảm 11,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đức, Ý và Hoa Kỳ là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021. Với thị phần lần lượt là 14,1%; 8,4% và 7,2%.

Trong tháng 3/2021, giá cà phê thế giới biến động giảm. Nguyên nhân do Brazil gia tăng bán cà phê. Trong khi đó, lợi suất dài hạn trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục. Đã thu hút dòng vốn đầu cơ. Và bỏ rơi các sàn hàng hóa phái sinh, nhất là các sàn cà phê.

Trong nước, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, thị trường cà phê biến động giảm cùng xu hướng thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên hiện ở mức 32.000 – 32.900 đồng/kg. Giảm 400 đồng/kg. Giá cà phê Rubusta giá FOB giao tại cảng thành phố Hồ Chí Minh giảm 75 USD/tấn xuống còn 1.453 USD/tấn.

Tình hình canh tác cà phê cung cấp cho thị trường xuất khẩu cà phê

Tại Tây Nguyên, thời gian qua, nhiều hộ trồng cà phê đã thực hiện trồng xen canh. Nên khi giá cà phê xuống thấp các hộ không vội bán cà phê. Mà trữ chờ giá lên trong khi bù đắp nguồn thu nhập từ cây trồng khác. Chẳng hạn như tiêu với giá cả đang tăng nóng trong những tuần gần đây.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản dự báo. Phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên. Do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Cơ quan Thống kê Quốc gia Brazil (IBGE) đã đưa ra dự báo vụ cà phê 2021-2022 của nước này sẽ thấp hơn 27,3% so với năm trước. Nguồn cung ít sẽ hỗ trợ giá cà phê. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê trước mắt sang thị trường EU và Hoa Kỳ vẫn gặp khó khăn. Do tình trạng thiếu container vận chuyển. Tuy đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao.

Tại Tây Nguyên, thời gian qua, nhiều hộ trồng cà phê đã thực hiện trồng xen canh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá. Tồn kho cà phê tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường xuất khẩu cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021. Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch Covid-19. Và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao. Tăng cường nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà. Dự báo, xuất khẩu cà phê sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng đầu năm 2021.

Xuất khẩu cà phê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Dù vậy, việc giá cà phê phục hồi hay không. Sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Đây là ngành tiêu thụ cà phê rất lớn. Do đó, chừng nào ngành du lịch phục hồi thì cà phê cũng sẽ phục hồi theo. Một trong những yếu tố thuận lợi là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang. Hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%). Các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *