Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, xuất khẩu mì gói của Hàn Quốc đạt kỷ lục mới trong 6 tháng đầu năm nay. Theo số liệu thống kê ngày 26/7 của Cục Hải quan Hàn Quốc, khối lượng xuất khẩu mì ăn liền của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đạt 319,68 triệu USD trong sáu tháng đầu năm nay. Nhiều hơn 5,8% so với mức cao kỷ lục 302,08 triệu USD của sáu tháng đầu năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ tăng này ít hơn so với mức tăng 37,4% của cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn là do xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, giảm 15,8%.
Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt kỷ lục mới
Ngoài ra, theo các nhà theo dõi thị trường, còn có các nguyên nhân khác. Trong đó có tình trạng thiếu container chở hàng xuất khẩu. Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt kỷ lục mới trong giai đoạn này được cho là do mì ăn liền Hàn Quốc đã trở nên phổ biến trên toàn cầu như một mặt hàng thực phẩm dự phòng trường hợp khẩn cấp, trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến mọi người phải hạn chế ra khỏi nhà.
Những loại mì ăn liền của Hàn Quốc được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhất trong năm nay là Chapaguri – sản phẩm xuất hiện trong bộ phim đình đám “Parasite” đoạt giải Oscar; mì tương đen Chapaghetti và mì cay Neoguri.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu mì ăn liền lớn nhất của Hàn Quốc; với kim ngạch lên tới 68,13 triệu USD. Tiếp đó là thị trường Mỹ với 37,3 triệu USD, Nhật Bản 33,02 triệu USD; Đài Loan (Trung Quốc) 16,21 triệu USD và Philippines 12,05 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc; trong 6 tháng đầu năm nay cũng lên tới 4,69 triệu USD.
Thống kê về doanh thu của các nhà sản xuất mì
Số liệu từ Dịch vụ Giám sát Tài chính cho thấy; doanh thu của các nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu Hàn Quốc tăng vọt trong năm 2020. Nhờ nhu cầu tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Nongshim – thương hiệu mì gói bán chạy nhất Hàn Quốc cho biết; doanh thu mì ăn liền, hay còn gọi là “ramyeon” trong tiếng Hàn, đạt 2,09 nghìn tỷ won (1,85 tỷ USD) trong năm ngoái. Tăng 16,3% so với năm trước đó; ghi dấu lần đầu tiên doanh thu ramyeon của Nongshim đạt mốc 2 nghìn tỷ won. Chiếm 79% tổng doanh thu của công ty.
Nongshim cho biết nhu cầu ramyeon tăng mạnh vào năm ngoái; là do các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19. Trong năm 2020, doanh thu của Nongshim ở Mỹ cũng tăng 26,5% so với năm trước đó lên 250,2 tỷ won. Trong khi doanh thu ở Trung Quốc tăng 28,2% lên 218,3 tỷ won.
Các nhà sản xuất mì gói khác cũng báo cáo doanh thu tăng mạnh trong thời gian này. Nhà sản xuất mì gói Samyang Foods Co. cho biết; doanh thu của họ tăng 20,9% so với năm ngoái lên 591,1 tỷ won. Chiếm hơn 91% tổng doanh thu của công ty. Còn Ottogi Co. cho biết doanh thu mì gói và các sản phẩm mì khác của họ đã tăng 8,4% so với năm trước đó lên 700 tỷ won. Nhà sản xuất Paldo Co. cũng đạt doanh thu bán ramyeon 297,1 tỷ won, tăng 9,2% so với năm trước đó.
Mời bạn đón đọc thêm nhiều tin tức về thị trường trong và ngoài nước hấp dẫn khác cùng với chúng tôi!