Thách thức cho ngành dệt may Việt Nam trước dịch bệnh Covid 19

Thách thức cho ngành dệt may Việt Nam trước dịch bệnh Covid 19

Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành dệt may tăng trưởng và phát triển vô cùng ổn định. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp thì ngành dệt may Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Vấn đề trước tiên đó là tình hình giãn cách khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đối diện với khó khăn thiếu lực lượng lao động, cũng như khó khăn trong việc tổ chức làm việc và tuân thủ các nguyên tắc chống dịch. Trước tình hình này, một số chuyên gia đã đóng góp ý kiến và bắt đầu thay đổi chiến lược để vượt qua khó khăn. Cùng amdfs tìm hiểu các thông tin về ngành dệt may Việt Nam trong mùa dịch Covid ngay nhé!

Ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn do dịch bệnh

Nhờ kinh nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngành Dệt may trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Đang tạo ra thách thức không nhỏ với ngành Dệt may. Trước hết là nguy cơ thiếu hụt lao động, chậm tiến độ giao trả hàng.

Ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn do dịch bệnh

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết. Hầu hết các doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến quý III và hết năm 2021. Để có được sự phục hồi này là nhờ chính sách thúc đẩy thương mại. Và tìm kiếm thị trường của Chính phủ, Bộ Công Thương. Và cùng với đó là nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành Dệt may.

Còn theo Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 – CTCP Thân Đức Việt. Để kịp trả đơn hàng cho đối tác, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải chạy hết công suất. Hiện, May 10 đang tăng cường công suất sản xuất. Và cơ cấu lại các nhóm, ca làm việc để tăng năng suất lao động… Cùng với việc lo sản xuất, kinh doanh. Các biện pháp chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt. Tổng công ty yêu cầu người lao động tuân thủ triệt để quy định “5K” khi làm việc cũng như lúc giải lao.

Số liệu tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam trong mùa dịch bệnh

Báo cáo từ Bộ Công Thương cũng đã khẳng định rõ hơn vấn đề này. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất của ngành dệt tăng 8,1%. Tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Ngành sản xuất trang phục tăng 9,1%. Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15%. Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%.

Sở dĩ có sự phục hồi này. Là do nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản… tăng rõ rệt. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đang có đơn hàng ổn định. Có những doanh nghiệp đã có đủ đơn đến hết năm nay. Do đó, mục tiêu đạt 40 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may trong năm 2021 hoàn toàn khả quan.

Thách thức dịch bệnh tác động lên ngành dệt may Việt Nam

Tuy nhiên, chặng đường phía trước. Ngành Dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức. Từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Lấy ví dụ về điều này, ông Vũ Đức Giang cho biết, đã có ít nhất 45 doanh nghiệp dệt may phải tạm dừng sản xuất.

Ngành Dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại hồi tháng 5-2021. Các nhà máy buộc phải dừng hoạt động đứng trước áp lực vừa “đội” chi phí sản xuất. Vừa phải lo nguồn tiền trả lương cho công nhân. Rồi nơm nớp việc đền bù khách hàng hoặc phải đổi phương thức vận chuyển đắt hơn. Để kịp thời gian giao hàng. Chỉ cần 14-21 ngày ngưng sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất cả năm 2021. Đây là thời điểm khó khăn mà ngành Dệt may phải đối mặt. Khi Việt Nam đương đầu với làn sóng Covid-19 bùng phát thêm lần nữa.

Cũng theo ông Vũ Đức Giang: “Đây thực sự là mối lo lớn. Ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm. Và đời sống người lao động, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Dệt may Việt Nam hiện cũng là ngành có lực lượng lao động lớn. Với gần 3 triệu người, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Có đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu”.

Chính sách khắc phục khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Nhà nước hỗ trợ được tiếp cận với nguồn vắc xin. Để tiêm cho người lao động trong ngành. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị có những chính sách tạo điều kiện cho các nhà máy trong ngành này hoạt động bình thường. Để kịp tiến độ hoàn thành các đơn hàng cho đối tác trong thời gian tới.

Trước mắt, để ổn định sản xuất, các doanh nghiệp ngành Dệt may tiếp tục nỗ lực hết sức. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với May 10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tổng công ty đã xây dựng “kịch bản” để ứng phó với dịch bệnh một cách linh hoạt và hiệu quả. Bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.

Cùng với đó, theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu. Công tác tuyên truyền cũng được các doanh nghiệp làm thường xuyên. Từ xưởng sản xuất đến các phòng, ban. Cùng với các doanh nghiệp ngành Dệt may, Vinatex sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tính tự chủ, linh hoạt trong chỉ đạo. Cũng như sản xuất để cùng vượt qua làn sóng dịch lần này.

Tình hình tiêm vaccine cho công nhân hiện nay

Trên thực tế, vấn đề vaccine ngay lập tức đã nhận được hưởng ứng của cộng đồng DN trong việc chung tay góp sức vào những nỗ lực triển khai mua và tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19 cùng với Chính phủ.

Vấn đề vaccine ngay lập tức đã nhận được hưởng ứng của cộng đồng

Đặc biệt, các DN trong và ngoài nước hoạt động xuất nhập khẩu có số lượng lao động lớn. Còn các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, mặc dù ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho sản xuất, nhưng không phải DN nào cũng có kinh phí để đáp ứng nhu cầu về vaccine cho công nhân.

Hiện tại, nguồn cung vaccine còn hạn chế, Việt Nam mới chỉ đưa ra 9 đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine, tập trung vào các cán bộ ở tuyến đầu chống dịch, không có các đối tượng sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nhu cầu được tiêm vaccine tại các DN là rất lớn, để vừa thực hiện công tác phòng chống dịch, vừa duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với các DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), họ đề nghị được bỏ tiền túi để hỗ trợ vaccine cho lao động của DN họ. Với DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính còn hạn chế, tất cả đều mong muốn khi Việt Nam nhận được số lượng vaccine lớn hơn, họ sẽ được đưa vào diện đối tượng ưu tiên tiếp theo được tiêm vaccine. Ngoài vấn đề kinh phí chi trả cho việc mua vaccine, DN cũng mong muốn cùng đồng hành với Chính phủ để tìm nguồn cung vaccine để đưa về Việt Nam một cách sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *