Sự biến động mạnh của đại dịch Covid-19. Đã khiến cho nhiều mảng kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ. Sự ghi nhận từ Vn-Index lại cho thấy nhiều kênh chứng khoán liên tục cán mốc lịch sử. Nhiều công ty chứng khoán ghi nhận những kết quả khá tích cực trong quý I, II. Với mức lợi nhuận tăng bằng lần với những con số kỷ lục. Nhiều cổ phiếu bước sang một bảng giá mới. Tạo điều kiện cho công ty chứng khoán kiếm được một khoảng không nhỏ trong khi cùng kỳ năm ngoái còn hứng chịu sự thua lỗ. Cùng Amdfs xem đó là những công ty chứng khoán nào và sở hữu cổ phiếu gì nhé!
VNDirect ghi nhận lãi từ nhóm cổ phiếu bảo hiểm, bất động sản và bán lẻ
Mảng tự doanh của VNDirect có sự tăng trưởng mạnh
Danh mục các tài sản tài chính FVTPL của VnDirect hiện tại gồm các mã cổ phiếu niêm yết như PTI, VHM, HPG, TCB, VIC, MWG. Trong đó, phần lớn ghi nhận lãi lớn từ các cổ phiếu này.
Chứng khoán VNDirect (VND) cũng vừa chốt danh sách cổ đông. Để chào bán là 214,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 100%. Giá chào bán dự kiến 14.500 đồng/cổ phiếu. Tương ứng số tiền thu về 3.110 tỷ đồng nhằm tăng năng lực cho vay margin, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Trong quý II/2021, mảng tự doanh của VNDirect hưởng trái ngọt từ cổ phiếu PTI của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lãi đậm từ cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông. Trong danh mục của Chứng khoán Everest, cổ phiếu GMA có giá vốn là 5 tỷ đồng đã tăng 11,2 lần lên 56 tỷ đồng (tính đến thời điểm 30.6.2021).
Theo báo cáo tài chính quý II mới công bố. VNDirect ghi nhận lãi từ nghiệp vụ tự doanh 327,8 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2020.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán mang về lợi nhuận cho VNDirect
Cụ thể, tính đến cuối quý II/2021 VNDirect đang sở hữu danh mục tự doanh trị giá 653,35 tỷ đồng. Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết gồm PTI, VHM, HPG, TCB, VIC, MWG,…
Đầu năm 2021, VNDirect đã thực hiện chốt lời phần lớn 2 “cổ phiếu quốc dân” là HPG và TCB. Nên hiện nay 2 cổ phiếu này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng giá trị danh mục của công ty.
Đáng chú ý, cổ phiếu PTI của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Chiếm tỷ trọng hơn 30% giá trị tổng danh mục của VNDirect. Với giá trị đầu tư hơn 266,8 tỷ đồng theo giá gốc. Giá trị hợp lý của cổ phiếu PTI tại ngày 30.6.2021 đã lên tới 416,3 tỷ đồng, gần gấp 2 lần giá vốn.
Trong kỳ, VNDirect còn gia tăng tỷ trọng đối với hai cổ phiếu thuộc họ nhà “Vin” là VHM của Vinhomes. Và VIC của Tập đoàn Vingroup , hai khoản đầu tư này đều có giá trị trên 105 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VNDirect cũng gia tăng tỷ trọng cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động.
Nhìn chung các khoản đầu tư này của VNDirect đều đang có giá trị hợp lý (tại thời điểm 30.6.2021). Nó lớn hơn nhiều so với mức giá vốn của công ty (riêng VIC đang lỗ 5 tỷ đồng). Danh mục trên cho thấy VNDirect không còn mặn mà với các cổ phiếu nhóm ngân hàng. Và thép đã tăng khá nóng nửa đầu năm 2021. Mà chuyển tỷ trọng qua nhóm ngành bảo hiểm, bất động sản và bán lẻ.
VDSC tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, thép
Theo báo cáo tài chính quý II/2021, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ghi nhận lãi từ mảng tự doanh 143 tỷ đồng. Tăng 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 38% cơ cấu doanh thu hoạt động.
Tính đến cuối quý II/2021 danh mục cổ phiếu niêm yết của công ty đang nắm giữ bao gồm: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), CTCP Tập đoàn Masan (MSN), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), CTCP Thép Nam Kim (NKG), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG), Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PC1), CTCP Cao su Phước Hòa (PHR),…
Trong nửa đầu năm 2021, VDSC tập trung gia tăng tỷ trọng rất nhiều. Vào một số cổ phiếu như OCB (91 tỷ), MSN (69 tỷ), HSG (66 tỷ), NKG (53 tỷ), CTG (41 tỷ), PC1 và PHR cùng là 31 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư của VDSC đều đang có giá trị hợp lý lớn hơn so với mức giá vốn của công ty. Đáng kể nhất là cổ phiếu OCB với giá gốc 91 tỷ đồng. Và giá trị hợp lý của khoản đầu tư tại thời điểm lập báo cáo là 122 tỷ đồng, tăng khoảng 74% .
Khác với VNDirect, VDSC vẫn chú trọng đến các cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, thép. Khi họ đầu tư rất nhiều vào 2 lĩnh vực này trong nửa đầu năm 2021, ngoài ra còn có cả cổ phiếu điện và cao su.
Cổ phiếu NVB và GEX chiếm tỷ trọng lớn của Chứng khoán Everest
Trong quý II/2021, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua. Lãi/lỗ (FVTPL) của Chứng khoán Everest đạt 118 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ.
Cụ thể Chứng khoán Everest đã tập trung đầu tư vào các cổ phiếu như NVB 105 tỷ. GMA 5 tỷ, GEX 119 tỷ, VCB 10 tỷ, PTB 20 tỷ, TBD 79 tỷ, VHM 12 tỷ, PHR 3 tỷ.
Nhìn chung các cổ phiếu mà Chứng khoán Everest tập trung đầu tư trong nửa đầu năm 2021. Nó đều có giá trị hợp lý lớn hơn mức giá vốn của công ty. Đặc biệt ở 2 cổ phiếu là NVB có giá vốn 105 tỷ. Đã tăng gấp hơn 2 lần lên 244 tỷ và GMA có giá vốn là 5 tỷ đã tăng 11,2 lần lên 56 tỷ đồng (tính đến thời điểm 30.6.2021)
Chứng khoán Everest đang tập trung đến các mảng ngân hàng, bất động sản, bán lẻ .