Nhật Bản vừa thiết lập một kỷ lục mới về tốc độ đường truyền internet

Nhật Bản vừa thiết lập một kỷ lục mới về tốc độ đường truyền internet

Tốc độ của đường truyền mạng mới gần gấp đôi so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2020. Theo trang web Vice Technology, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (NICT) đã lập kỷ lục mới về truyền dữ liệu qua Internet bằng cách xáo trộn dữ liệu với tốc độ 319 terabyte/giây ( tương đương 319.000 tỷ bit/giây). Tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với mức 179 TB/giây mà một nhóm các nhà nghiên cứu Anh và Nhật thành lập vào tháng 8 năm 2020. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kỷ lục mới này nhé!

Kỷ lục mới về tốc độ đường truyền internet

Theo Engadget, tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với kỷ lục hiện tại mà các nhà nghiên cứu tại Anh và Nhật Bản đạt được vào tháng 8.2020 là 179 Tbps. NICT đã thành công bằng cách nâng cấp hầu như mọi giai đoạn của đường truyền.

Tuyến cáp quang có bốn lõi thay vì một lõi, và các nhà nghiên cứu đã bắn một tia laser nhiều bước sóng với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại. Trong khi thử nghiệm được giới hạn nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu ở khoảng cách mô phỏng; mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hoặc tốc độ.

Kỷ lục mới về tốc độ đường truyền internet

Cũng như nhiều thí nghiệm khác, để đưa đường truyền tốc độ kỷ lục nói trên vào cuộc sống có thể phải mất nhiều thời gian nữa. Trong khi sợi quang bốn lõi có thể hoạt động với các mạng hiện có nhưng thực tế chi phí sẽ rất tốn kém. Nó có nhiều khả năng được sử dụng ban đầu với hệ thống mạng internet; và các dự án mạng lớn khác, nơi dung lượng quan trọng hơn chi phí.

Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của mọi người. Các nhà nghiên cứu của NICT hình dung công nghệ mạng thế hệ tiếp theo của họ sẽ giúp công nghệ mạng lên “trên 5G”. Chẳng hạn như 6G, trở nên thực tế hơn. Người dùng có thể thấy những lợi ích đơn giản bằng cách chuyển sang truy cập internet nhanh hơn. Mà không bị nghẽn mạng khi có lượng người dùng tăng đột biến.

Sử dụng tuyến cáp quang gồm 4 lõi

Để đạt được kết quả đáng kinh ngạc trên, các nhà khoa học của NICT đã sử dụng bốn lõi cho tuyến cáp quang. Thay vì một lõi như trước đây. Cùng với đó, các nhà khoa học đã tiến hành bắn một tia laser lược 552 ở nhiều bước sóng. Với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại làm từ đất hiếm (nguyên tố REE – Rare Earth Element). Sau quá trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu ở khoảng cách 3.000 km. Mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hay tốc độ.

Sử dụng tuyến cáp quang gồm 4 lõi

“Sợi cáp đa lõi với đường kính được bọc tiêu chuẩn rất phù hợp; để có thể sớm áp dụng trong việc ghép kênh phân chia không gian. Nhằm liên kết nhiều băng thông tốc độ cao với khoảng cách xa. Nó sẽ tương thích với cơ sở hạ tầng cáp quang thông thường; và được kỳ vọng có độ tin cậy cơ học sánh ngang với sợi đơn”. NICT chia sẻ trong một báo cáo về thí nghiệm.

NICT hy vọng với những kết quả đạt được lần này sẽ góp phần hiện thực hóa việc xây dựng hệ thống đường truyền nhằm phục vụ cho các công nghệ như 5G hoặc thậm chí là 6G trong tương lai. Chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *