Nền kinh tế trong quý II vừa qua của Trung Quốc tăng mức 7,9%

Nền kinh tế trong quý II vừa qua của Trung Quốc tăng mức 7,9%

Trước đó, một số dự đoán cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng từ 8%. Và GDP quý II của nền kinh tế Trung Quốc thấp hơn một chút so với kỳ vọng. Nhưng doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn so với dự báo. Nhưng cũng thấp so với nền kinh tế nói chung. Dịch bệnh toàn cầu vẫn đang tiếp diễn, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn bên ngoài tiềm ẩn. Nền kinh tế trong nước Trung Quốc phục hồi đan xen. Và cần nỗ lực củng cố nền tảng để phục hồi và phát triển ổn định.

Tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc tăng trưởng so với năm trước

Tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc tăng trưởng so với năm trước

Tổng sản phẩm quốc nội tăng 7,9% trong quý vừa qua so với một năm trước; theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 15/7. Con số này thấp hơn dự đoán 8,1% của Reuters. “Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi, với mục tiêu tăng trưởng 6% hàng năm trong tầm tay”; Chaoping Zhu, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cho biết.

GDP quý II tăng 1,3% so với quý I, nhanh hơn tốc độ 0,6% giữa quý I/2021 và quý IV/2020. Trong quý đầu năm, GDP Trung Quốc tăng trưởng 18,3%; so với cùng kỳ. Tuy vậy, ông Chaoping Zhu cho rằng vẫn có những rủi ro cơ cấu trong nhu cầu trong nước. Khi tăng trưởng tín dụng thấp và việc điều tiết thị trường còn bất ổn. “Nền kinh tế Trung Quốc duy trì sự phục hồi ổn định”; cơ quan thống kê cho biết. Nhưng cũng chỉ ra vẫn còn những lo ngại về sự lây lan toàn cầu của đại dịch. Và sự phục hồi “không cân bằng” trong nước.

Doanh số bán lẻ đã tụt hậu so với tăng trưởng của nền kinh tế

Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã tụt hậu so với tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Và bỏ lỡ kỳ vọng của các nhà phân tích trong hai tháng đầu quý II. Tuy nhiên, đến tháng 6, doanh số bán lẻ tăng 12,1%; cao hơn mức dự báo 11% của Reuters.

Sản xuất công nghiệp tháng qua cũng tăng 8,3%; cao hơn ước tính 7,8% của Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ổn định ở mức 5% vào tháng 6. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16 đến 24 tuổi tăng lên 15,4%, tương đương tháng 6/2020.

Cũng trong thứ ngày 15/07 vừa rồi, việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có hiệu lực. Quyết định này được công bố vừa qua, khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên; và báo hiệu những lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại. Việc cắt giảm dự kiến sẽ giải phóng khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 154 tỷ USD) vào nền kinh tế. Trong khi đó, cơ quan hải quan cho biết xuất khẩu đã tăng 32,2% trong tháng 6; cao hơn mức dự kiến.

Tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ chậm lại trong nửa cuối năm

Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance; cho biết tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ chậm lại trong nửa cuối năm. Ông trích dẫn các nguyên nhân như cơ sở tăng trưởng vốn đã cao trong nửa cuối năm ngoái. Và đà tăng giá hàng hóa đã giảm tốc.

Pang cho biết tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn của Trung Quốc “vẫn còn nhiều bất ổn và tăng trưởng không cân bằng. Do việc làm, thu nhập hộ gia đình, tiêu dùng, đầu tư sản xuất, khu vực dịch vụ và các công ty tư nhân vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch”.

Xem thêm một số bài viết về Kinh tế – Đầu tư nữa nhé!

Mức độ tăng trưởng không như kỳ vọng

Mức độ tăng trưởng không như kỳ vọng

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi nhanh chóng; sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra hồi năm ngoái. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay từ 8,1% lên 8,5%. Tuy nhiên, có nhận định cho rằng sự phục hồi trong đầu tư và sản xuất; vốn là những lực đẩy chính của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang mờ dần. Trong khi các động lực khác không bắt kịp đủ nhanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *