Kinh tế Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid 19

Kinh tế Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid 19

Nền kinh tế Đông Nam Á hiện gặp nhiều biến động do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến bất ngờ và phức tạp. Trước tình hình này, lãnh đạo các nước đã thống kê tình trạng kinh tế hiện tại và một vài dự báo về sự tăng trưởng kinh tế trong dịch. Hầu hết các số liệu tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á đều có xu hướng giảm so với cùng kì các năm trước, một và quốc gia có tăng trưởng kinh tế âm và vô cùng đáng lo ngại. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế. Cùng chúng tôi tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế Đông Nam Á ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thất bại trong ngăn chặn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Đông Nam Á

Chuyên gia nhận định thất bại trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19. Đang cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á. Ông Sean Darby, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Jefferies (Mỹ). Hôm 20-7 nói với đài CNBC rằng Indonesia cũng như một số nền kinh tế ASEAN vẫn chưa thực sự kiểm soát được đại dịch Covid-19. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs gần đây cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021. Đối với các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á. Khi biến thể Delta đã gây ra số ca mắc mới cao kỷ lục mỗi ngày ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan trong những tuần qua.

Thất bại trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á

Đối với Indonesia

Indonesia đã chính thức gia hạn các biện pháp hạn chế đến ngày 25-7. Và sẽ dần nới lỏng từ ngày 26-7 nếu số ca mắc mới bắt đầu giảm. Số ca mắc liên tục xoay quanh mức 50.000 ca mỗi ngày trong tuần qua, nâng tổng ca nhiễm lên hơn 2,9 triệu trong khi số người tử vong do dịch Covid-19. Vượt mốc 1.000 người trong ngày thứ 5 liên tiếp hôm 20-7.

Đối với Singapore

Chứng kiến số ca mắc mới gia tăng trở lại trong cộng đồng. Singapore siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 từ ngày 22-7 đến 18-8. Singapore nâng mức cảnh báo trở lại khi có thêm 182 ca mắc mới hôm 20-7. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp nước này ghi nhận mức tăng cao mới về số ca mắc trong cộng đồng.

Các nhà chức trách cho biết trong khi việc áp đặt trở lại các biện pháp nghiêm ngặt kể từ tháng 5 dường như là một bước lùi lớn, Singapore vẫn đang tiếp tục lộ trình sống chung với đại dịch Covid-19. Theo tờ Straits Times, việc tăng cường biện pháp phòng dịch nhằm giúp Singapore có thêm thời gian để đạt được mục tiêu 2/3 dân số được tiêm chủng đầy đủ vào ngày quốc khánh 9-8.

Singapore vẫn đang tiếp tục lộ trình sống chung với đại dịch Covid-19

Đối với Thái Lan và Ấn Độ

Bộ Y tế Thái Lan hôm 21-7 ghi nhận số ca mắc kỷ lục là 13.002. Nâng tổng số ca mắc lên hơn 439.000 trong khi tổng số ca tử vong lên đến 3.610. Sau khi có thêm 108 ca trong 24 giờ qua. Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng trong bối cảnh Thái Lan. Đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 2 tháng đến ngày 30-9. Bộ Y tế Ấn Độ hôm 21-7 cho biết có thêm 3.998 người chết vì dịch Covid-19. Mức cao nhất kể từ hôm 12-6, nâng tổng số ca tử vong lên 418.480 trong khi tổng số ca nhiễm lên hơn 31,2 triệu.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á trong dịch

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, trước đại dịch, các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á gộp lại. Sẽ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau Đức. Kinh tế Đông Nam Á được thúc đẩy bởi nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ trên toàn cầu. Đặc biệt là các mặt hàng điện tử. Hiện nay, sự thay đổi nhu cầu nhập khẩu. Cùng ảnh hưởng của dịch bệnh tới các động lực phát triển truyền thống. Của khu vực như tiêu dùng và du lịch, đang gây ra những thiệt hại lớn cho khu vực.

Chỉ số chứng khoán Đông Nam Á MSCI ASEAN Index giảm 1,7% trong tháng này. Kéo dài mức trượt 3,4% trong tháng 6. Đồng baht của Thái Lan đã mất 5% giá trị kể từ giữa tháng 6. Thời điểm biến thể Delta xuất hiện tại nước này. Trong khi đó đồng peso của Philippines cũng mất 4,2% giá trị.

Trong một bản thông báo vào ngày 15/7. Các nhà kinh tế học của Goldman Sachs cho biết. Họ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thời kỳ nửa cuối năm 2021 của Đông Nam Á ở mức trung bình là 1,8%. Các nước bị cắt giảm dự báo lớn nhất là Indonesia từ 5% xuống còn 3,4%. Philippines từ 5,8% xuống còn 4,4%. Malaysia từ 6,2% xuống còn 4,9%. Và Thái Lan từ 2,1% xuống 1,4%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *