Giá vàng phiên 21/7 đã có sự quay đầu giảm sát ngưỡng 1.800 USD. Đây cũng là mức giá vàng thấp nhất trong nửa tháng qua. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang có sự biến động vì dịch Covid – 19, giá vàng cũng giảm theo đà đầu tư tài chính. Vì hiện nay trên thị trường, các nhà đầu tư đều có xu hướng dồn nguồn vốn vào các kênh sinh lời khác. Cụ thể giới đầu tư tài chính đang muốn thu gom USD để hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ kinh tế, thay vì đầu tư vào kim loại quý.
Giá vàng phiên 21/7 xuống thấp nhất trong 2 tuần qua
Giá vàng phiên 21/7 giảm xuống sát 1.800 USD mỗi ounce. Đồng thời cũng đóng cửa phiên ở mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ không ngừng hồi phục. Điều này khiến cho nhu cầu đối với vàng đi xuống. Đóng cửa phiên 21/7, giá vàng giao ngay trên thị trường New York hạ 0,36%. Hiện giá sàn đã xuống 1.803,3 USD một ounce.
Chuyên gia phân tích thị trường tại FXTM, ông Lukman Otunuga, nhận xét: “Giá vàng hiện chịu áp lực từ đồng bạc xanh mạnh lên. Cùng lúc đó, việc lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng không khỏi khiến cho sức hấp dẫn của vàng – loại tài sản vốn không mang lại lợi suất – giảm đi”.
Tuy nhiên, ông Otunuga nhận định giá vàng vẫn có thể được hỗ trợ bởi thông tin số ca lây nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng cao. “Nếu giá vàng rơi xuống dưới mức 1.800 USD một ounce trong thời gian quá lâu. Ngưỡng hỗ trợ 1.760 USD có thể là đích đến sắp tới. Nhưng nếu giá vàng có thể bật lên được trên 1.800 USD một ounce. Mốc kháng cự tiếp theo sẽ là 1.825 USD mỗi ounce”, ông phân tích.
Vì sao giá vàng phiên 21/7 lao dốc?
Vấn đề lớn nhất hiện tại là lo ngại về ảnh hưởng của biến thể Delta đối với nền kinh tế. Sự gia tăng của số ca Covid-19 trên khắp thế giới; đặc biệt ở cả nước Mỹ – nơi có tỷ lệ tiêm vaccine khá cao. Vì thế cũng khiến giá trị các tài sản rủi ro lao dốc.
Vàng được xem là nơi tích trữ giá trị. Vì nó thường hưởng lợi trong giai đoạn bất ổn về chính trị và tài chính. Kim loại quý cũng được hưởng lợi nhờ lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống thấp nhất trong hơn 5 tháng. Theo đó làm giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Giá vàng chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ cứng rắn
Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại AvaTrade, ông Naeem Aslam cho rằng: Giá vàng đang chịu ảnh hưởng bởi kỳ vọng Fed. Họ sẽ công bố quan điểm chính sách tiền tệ cứng rắn trong tuần tới. Dự kiến, thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ được công bố ngày 28/7. Tính từ đầu tuần đến nay, chỉ số Dollar Index đã tăng 0,2%.
Ông Aslam dù vậy vẫn lạc quan về triển vọng của giá vàng: “Dù thị trường có thể đón nhận một số bình luận về định hướng chính sách tiền tệ cứng rắn của Fed. Giá vàng hiện vẫn cao hơn rất nhiều so với ngưỡng rất thấp 1.685 USD một ounce trong thời gian gần đây. Đó có thể coi như dấu hiệu tích cực với giá vàng”.
Ông tin rằng kể cả nếu quan chức ngân hàng trung ương có bình luận cứng rắn về chính sách tiền tệ. Vàng có thể cũng sẽ không bị bán mạnh như thời điểm năm 2012. Đây là giai đoạn khi Fed bắt đầu rút đi chính sách hỗ trợ tiền tệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 21/7
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 21/7 tăng điểm; chủ yếu nhờ thông tin lợi nhuận quý 3 tích cực từ hàng loạt doanh nghiệp Mỹ. Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 0,83% lên 34.798 điểm. Chỉ số này chỉ còn thấp hơn 1% so với mức kỷ lục mới được thiết lập gần đây. Chỉ số S&P 500 tăng 0,82% lên 4.358,6 điểm. Chỉ số Nasdaq nhích thêm 0,92% lên 14.631,9 điểm.
Phiên liền trước đó (ngày 20/7), Dow Jones tăng gần 550 điểm sau khi giảm đến 725 điểm trong phiên ngày 19/7. Cũng là phiên hạ sâu nhất trong 8 tháng. Việc thị trường tăng điểm trong liền hai phiên gần đây đã giúp thị trường lấy lại “những gì đã mất” trong phiên đầu tuần.