Đồng USD ổn định khiến giá vàng thế giới ngày 16/7 hạ nhiệt

Đồng USD ổn định khiến giá vàng thế giới ngày 16/7 hạ nhiệt

Giá vàng thế giới ngày 16/7 hạ nhiệt ghi nhận phiên giao dịch đảo chiều sau chuỗi phiên tăng vọt trước đó. Sau khi chốt phiên giá vàng đang ở ngưỡng 1.827,10 USD/ounce. Mức giá đã giảm nhẹ 3,30 USD (0,18%) so với phiên giao dịch trước đó. Thực tế thời điểm này vàng khó trụ được đỉnh. Bởi vì sức hút của đồng bạc xanh đang trên đà tăng mạnh. Do những chính sách hỗ trợ kinh tế của nước Mỹ trong đợt dịch Covid-19. Có thể thấy tuy kim loại quý vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn. Nhưng thị trường vàng thì đã bắt đầu dao động.

Giá vàng thế giới ngày 16/7 quay đầu giảm

Giá vàng giảm trong phiên ngày 16/7 khi đồng USD ổn định về tỷ giá; và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng lên. Chốt phiên, giá vàng giao ngay trên thị trường New York hạ 0,9% xuống 1.812,2 USD một ounce. Trước đó, kim loại quý này đã lên mức cao nhất một tháng. Tuy nhiên, tính cả tuần, giá vàng vẫn có tuần tăng thứ tư liên tiếp.

Vì sao giá vàng thế giới ngày 16/7 đi xuống?

Chuyên gia tại quỹ Altavest, ông Michael Armbruster, nhận xét, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhiều khả năng là yếu tố đã kéo giá vàng xuống. “Thông tin tốt với những người đang nắm giữ vàng; chính là các yếu tố kỹ thuật và căn bản của giá vàng đang trở nên lạc quan hơn. Chúng ta đã chuyển từ bán mạnh khi giá vàng vượt 1.800 USD sang mua mạnh. Ngay khi giá vàng xuống dưới 1.800 USD một ounce”, chuyên gia này nói.

Nhà đầu tư đồng thời quan tâm đến báo cáo về doanh số bán lẻ Mỹ cao vượt kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 0,6% trong khi các chuyên gia trước đó đã dự báo về mức tăng 0,4%. Không tính doanh số bán ôtô, doanh số bán lẻ Mỹ tăng 1,3% trong tháng 6.

Giá vàng thế giới tiếp đà giảm nhiệt

Trong khi đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng do đại học Michigan khảo sát và công bố giảm xuống mức 80,8 trong tháng 7/2021. Từ mức 85,5 của tháng 6/2021 – thấp nhất tính từ tháng 2/2021.

Tính trong cả tuần qua, giá vàng vẫn tăng được 0,2%, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp. Đây cũng là chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ tuần kết thúc ngày 28/52021, theo tính toán của FactSet.

Nhà đầu tư vẫn đánh giá vàng là tài sản hấp dẫn

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm duy trì quanh ngưỡng 1,3%. Trong phiên gần nhất đồng USD, tính theo diễn biến của Dollar Index, hạ chưa đầy 0,1%. Nhưng theo tính toán của FactSet, nó đã tăng 0,6% trong tuần qua.

Vàng vẫn được đánh giá là một tài sản hấp dẫn khi nhà đầu tư lo lắng về mức độ lây lan của đại dịch Covid-19. Bên cạnh quá trình tái mở cửa của kinh tế toàn cầu; cũng như những lo lắng về khả năng thị trường vàng đã lập đỉnh.

Dự báo giá vàng thế giới có thể tiếp tục tăng?

“Phần dễ nhất của quá trình tăng đã ở phía sau. Giờ đây những nhà kinh doanh tin vào triển vọng của giá vàng cần phải chứng minh rằng họ nghiêm túc”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại FxPro; ông Alex Kuptsikevich, nói về triển vọng của giá vàng.

Chuyên gia phân tích này viết trong nghiên cứu của mình: “Những người mua vàng đang thể hiện rõ tâm lý thận trọng hoặc đơn giản. Động lực mua của họ không còn được như trước. Về cơ bản, xu thế được định hình bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương dẫn đầu bởi Fed”.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm

Trong phiên điều trần mới nhất vào tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ còn lâu mới tính đến việc loại bỏ biện pháp kích cầu. Bởi thị trường lao động đang chật vật phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 16/7 khi những nỗi sợ về lạm phát trở nên lớn hơn so với tâm lý lạc quan. Nhờ vào doanh số bán lẻ và lợi nhuận doanh nghiệp cao vượt kỳ vọng.

Chốt phiên, Dow Jones mất 0,86% và đóng cửa ở 34.687,8 điểm; S&P 500 giảm 0,75% xuống 4.327,1 điểm; chỉ số Nasdaq hạ 0,8% xuống 14.427,2 điểm. Tính cả tuần qua, chỉ số Dow Jones mất 0,52%; S&P 500 giảm 0,97% còn Nasdaq hạ 1,87%.

Giá vàng thế giới chiều ngày 16/7/2021 quay đầu giảm

Ở mức chốt tuần, Dow Jones tăng được 13% tính từ đầu năm 2021 đến nay. DowJones thấp hơn 1,15% so với mức cao kỷ lục; S&P 500 tăng 15% trong năm nay và hiện thấp hơn 1,51% so với mức kỷ lục gần nhất.

Chỉ số ngành năng lượng thuộc S&P 500 giảm 1,4%. Giới đầu tư đang dự kiến giá dầu thô đi xuống. Do kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cung “vàng đen” sau thỏa hiệp giữa các nhà sản xuất hàng đầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Dữ liệu công bố cùng ngày từ Bộ Lao động Mỹ cho hay, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp; lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng. Tình trạng thiếu công nhân và tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng đã gây cản trở lớn cho những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tăng cường sản xuất. Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ về hàng hóa và dịch vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *