Đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế với NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế với NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Đối tượng áp dụng việc miễn đóng bảo hiểm y tế là người lao động đang trong diện bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc, nghỉ việc không được hưởng lương tại các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục… bị cho tạm ngừng hoạt động để có thể phòng dịch bệnh. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã vừa ra báo cáo số 2077/TLĐ gửi trực tiếp đến Văn phòng Chính phủ và kiến nghị Thủ tướng xem xét việc bổ sung thêm những đối tượng người lao động cần phải được hỗ trợ do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Các đề xuất hỗ trợ tiền mặt cho người dân

Hỗ trợ những người bị ngưng làm việc

Hỗ trợ những người bị ngưng làm việc

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất hỗ trợ tiền mặt cho người lao động bị ngừng việc trên 14 ngày trong các trường hợp cách ly y tế là F1 ở các khu cách ly và F2 cách ly tại nhà hoặc trong khu vực phong tỏa.

Những người này chỉ nhận hỗ trợ khi tiền lương ngừng việc thấp hơn lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp Mầm non đến Trung học phổ thông bị tạm ngừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống COVID-19.

Mức hỗ trợ một lần là 1 triệu đồng/người, thời gian áp dụng từ 1/6 đến hết năm 2021. Thời điểm bắt đầu ngừng việc được tính từ 1/5 đến 31/12/2021. Thời gian ngừng việc phải từ 14 ngày trở lên, tính từ 1/5 đến 31/12 năm nay. Dự kiến số lượng người được hỗ trợ là 60.000 người với kinh phí 60 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị miễn đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông bị tạm ngừng hoạt động để phòng dịch COVID-19.

Thời gian miễn đóng tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự kiến số lượng người được hỗ trợ là 50.000 người. Với kinh phí là 33,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất duy trì thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được duy trì thẻ bảo hiểm y tế khi có thời gian tham gia bảo hiểm y tế đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Chấm dứt các hoạt động trong khu vực bị phong tỏa

Chấm dứt các hoạt động trong khu vực bị phong tỏa

Đồng thời, bị chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ thời điểm đơn vị bị tạm ngừng hoạt động trong khu vực bị phong tỏa hoặc hoạt động trong các lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động đến thời điểm sau 30 ngày kể từ khi được phép hoạt động trở lại. Nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian miễn đóng mà vẫn được duy trì thẻ tối đa 8 tháng. Tính từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022.

Dự kiến, Quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chi phí khám; chữa bệnh cho người có thời gian tham gia bảo hiểm y tế từ 2 năm trở lên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ cho phép người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong những tháng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Cụ thể, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tối thiểu. Và miễn đóng bảo hiểm y tế (1,5%) cho người lao động.

Mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT

Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng. Mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Và là một trong những chính sách trụ cột trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của nước ta. Những năm qua, số người tham gia bảo hiểm y tế đã có sự tăng trưởng mạnh. Và vượt các mục tiêu đề ra.

Đến hết năm 2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người. Tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng 36%). Đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 90,85% dân số. Với tỷ lệ này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Và về đích trước thời hạn so với mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020.

Tiếp cận được các dịch vụ do BHYT cung cấp

Tiếp cận được các dịch vụ do BHYT cung cấp

Đi đôi với tăng trưởng về số người tham gia. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng ngày càng mở rộng. Số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả tăng cao. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trên 100 triệu lượt người (năm 2020, thanh toán cho trên 167,6 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với gần 103 nghìn tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2021, có gần 76 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với số chi bảo hiểm y tế ước hơn 49 nghìn tỷ đồng).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân. Quỹ bảo hiểm y tế đã và đang tiếp tục giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn. Giảm bớt gánh nặng chi trả chi phí khám, chữa bệnh; khi người tham gia bảo hiểm y tế không may bị ốm đau, bệnh tật.

Hãy cùng chúng tôi xem thêm những bài viết khác về bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *