Thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức bước vào hoạt động tại Việt Nam, cho đến nay vẫn phát triển tương đối ổn định. Chứng khoán phái sinh nó như là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng. Bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng cả tương lai và hợp đồng kỳ hạn. Các nhà đầu tư xem xét và lựa chọn hợp đồng nào cho bản thân đem lại lợi nhuận ổn định nhất dành cho bản thân. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến nhà đầu tư các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phát triển trong tương lai.
Diễn biến giá của các hợp đồng chứng khoán tương lai
Các hợp đồng tương lai và chỉ số cơ sở diễn biến cùng chiều. Khi đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng khá tốt. Trong khi đó, thanh khoản thị trường phái sinh chỉ cải thiện nhẹ. Dòng tiền vẫn quan tâm nhiều hơn khi thị trường cơ sở khởi sắc. Trên thị trường phái sinh phiên cuối tuần qua (18/6). Các hợp đồng tương lai tăng điểm tích cực, nhất là các kỳ hạn ngắn. Đây cũng là diễn biến của chỉ số cơ sở. Cụ thể, các hợp đồng tương lai tăng từ +6,8 điểm đến +22,4 điểm. Trong khi mức tăng của chỉ số VN30 là +19,39 điểm. Chỉ số cơ sở giao dịch khởi sắc thúc đẩy bên Long đẩy mạnh vị thế trên thị trường tương lai.
Hợp đồng tháng 7 đóng cửa tăng 18 điểm, ghi nhận khoảng cách chênh lệch dương +3,7 điểm với chỉ số cơ sở. Các hợp đồng còn lại cùng chung trạng thái tăng giá tuy nhiên chỉ có thêm hợp đồng tháng 8 chênh lệch dương (+2,2 điểm). Thanh khoản thị trường phái sinh tăng nhẹ. Thanh khoản cải thiện nhẹ trong bối cảnh thị trường cơ sở (VN Index và VN30) giao dịch khởi sắc, thu hút sự quan tâm của dòng tiền. Theo đó, khối lượng giao dịch của hợp đồng tương lai tăng thêm +4,5%, đạt gần 211.988 hợp đồng. Giá trị giao dịch cũng nhích tăng nhẹ, đạt 31.579 tỷ đồng. Khối lượng hợp đồng mở chưa tăng mạnh sau khi hợp đồng tháng 6 đáo hạn, đạt 14.754 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, quán tính đi lên hình thành từ phiên gần nhất được duy trì trong phiên giao dịch 18/06. VN-Index tăng điểm trong toàn bộ thời gian trước khi đóng cửa tại mức đỉnh mới 1.377,77 điểm (+1,31%). VN30-Index sau mức giảm nhẹ phiên trước đó đã quay trở lại với sắc xanh trong ngày cuối tuần. Với 22 mã tăng giá, VN30-Index tăng thêm +1,33% đạt 1.481,3 điểm.
Thanh khoản giao dịch có dấu hiệu tăng trưởng
Khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 5,1% đạt 799,2 triệu đơn vị trong khi giá trị giao dịch đạt 23,4 nghìn tỷ đồng, cải thiện nhẹ so với phiên gần nhất. Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE với quy mô +365 tỷ đồng. Trong đó đóng góp chính là các cổ phiếu thêm mới của các ETF ngoại trong kỳ cơ cấu quý II. Bao gồm PDR (+239 tỷ đồng), HSG (+209 tỷ đồng), APH (+158,5 tỷ đồng).
Theo SSI Research, khối lượng giao dịch trên chỉ số VN30 liên tục giảm xuống trong tuần qua. Và đạt 214,5 triệu cổ phiếu trong ngày 18/6. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2021. Thanh khoản đi xuống cho thấy sự thận trọng nhất định của một số nhà đầu tư đối với nhóm cổ phiếu này. Quán tính tăng điểm có thể giúp chỉ số VN30 kiểm lại vùng kháng cự 1.483 – 1.487 điểm trong các phiên tới. Tuy nhiên trong bối cảnh thanh khoản chưa xác nhận cho nhịp hồi phục. Trạng thái đi lên của chỉ số VN30 có thể sẽ không kéo dài.
Phát triển nhanh chóng, vượt trên cả kỳ vọng
Ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh chính thức khai trương hoạt động. Góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Cũng như hoàn thiện cấu trúc hoạt động thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế. Theo các chuyên gia chứng khoán, việc phát triển thị trường phái sinh là xu thế tất yếu. Không chỉ với thị trường chứng khoán Việt Nam mà đó là xu thế chung của thế giới. Sau 3 năm khai trương hoạt động, TTCK phái sinh đã có sự phát triển nhanh chóng. Vượt các kỳ vọng đặt ra, thể hiện rõ vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro. Góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở.
Hiện tại, TTCK phái sinh có hai sản phẩm phái sinh trên các tài sản cơ sở. Chỉ là chỉ số cổ phiếu VN30 và trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm. Trong đó hợp đồng tương lai TPCP là sản phẩm dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức.